Quân đội Mông Cổ ngày xưa dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn được xem là đội quân hùng mạnh và thiện chiến bậc nhất khi chỉ trong vòng từ năm 1206 - 1227 (năm thành Thành Cát Tư Hãn mất) đã chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ. Một điều khác biệt có 1-0-2 ở quân đội của Thành Cát Tư Hãn đó chính là không có hậu cần phục vụ nhưng mọi thứ vẫn diễn ra rất trơn tru. Vì sao lại vậy?
Theo phân tích từ chuyên gia, người dân Mông Cổ vì đã quen với lối sống du mục (nay đây mai đó) nên từ bé đã luôn phải tìm cách thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt ở thảo nguyên cằn cỗi. Quân đội của Thành Cát Tư Hãn không cần "cơm bưng nước rót" mà mỗi người sẽ mang theo 3 – 5 con ngựa cái cũng cấp sữa cùng một số loại lương thảo, thức ăn khô để tự phục vụ cho mình. Trong trường hợp thiếu lương thực thì những con ngựa kia sẽ trở thành thức ăn của họ. Thậm chí các binh sĩ còn uống cả máu tươi của ngựa để đủ "năng lượng" tiếp tục chiến đấu.
Ngoài ra, với kĩ thuật bắn cung, cưỡi ngựa điêu luyện, không khó để đội quân của Thành Cát Tư Hãn tự mình đi săn bắn, hái lượm để cải thiện bữa ăn. Sử sách Trung Quốc cũng ghi nhận việc binh lính Mông Cổ được vua cho phép cướp bóc, vơ vét lương thực của người dân địa phương trên đường hành quân. Chính vì thế mà quân đội Mông Cổ đi đến đâu là thành trì, làng mạc trở nên hoang tàn, tiêu điều đến đó.
Có thể thấy, dù không có hậu cần, cũng không có tiếp tế từ đất nước nhưng quân đội của Thành Cát Tư Hãn vẫn có thể tồn tại một cách bền bỉ, thậm chí ngày càng hùng mạnh và bành trướng. Do đó, cho đến nay cách thức huấn luyện binh sĩ của Thành Cát Tư Hãn vẫn là một trong những điều được người đời ca tụng, học tập.
Danh tính ‘cha đẻ’ Đập Tam Hiệp của Trung Quốc:Con đập khổng lồ làm chậm quá trình quay của Trái Đất
Ngoài những sự thật về con đập Tam Hiệp mà Trung Quốc muốn giấu cả thế giới thì danh tính ‘cha đẻ’ của con đập này cũng là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn.