Thế giới

Tướng Việt Nam khiến Tần Thủy Hoàng nể trọng, phong chức cao, người dân Trung Quốc lập đền thờ

Tướng Việt Nam khiến Tần Thủy Hoàng nể trọng, phong chức cao, người dân Trung Quốc lập đền thờ

Trong lịch sử Việt Nam,Lý Ông Trọng (tên khác là Lý Thân) được xem là một trong những vị tướng tài giỏi bậc nhất, đến cả Tần Thủy Hoàng cũng phải kính nể, muốn trọng dụng ông.  Lý Ông Trọng quê ở làng Chèm (nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội), sống vào cuối đời Hùng Vương và những năm đầu thời Thục An Dương Vương (thế kỷ thứ III TCN). Ông được miêu tả trong Lĩnh Nam Chích Quái là người có vóc dáng cao to, khí chất phi phàm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả kĩ càng hơn khi khẳng định tướng họ Lý cao 2 trượng 3 thước (gần 2 mét).

lyongtrong3-1686630630.jpg
Ảnh minh họa

Lý Ông Trọng là người có công trong việc giúp vua An Dương Vương đánh tan quân xâm lược nhà Tần (năm 208 TCN) và được vua cử đi sứ Tần quốc ngay sau khi lên ngôi. Tần Thủy Hoàng vô cùng ưng ý với Lý Ông Trọng, chọn ông làm võ tướng, phong đến chức “Tư lệnh hiệu úy” (chức quan võ cao nhất trong triều) và phái đến trấn giữ đất Lâm Thao (tỉnh Cam Túc ngày nay) ngay sau khi thống nhất được Trung Quốc vào năm 221.

lyongtrong2-1686630630.jpg
Tần Thủy Hoàng phải nhờ đến Lý Ông Trọng mới có thể đánh đuổi được quân Hung Nô

Tần Thùy Hoàng khi đó dù là vị vua tài nức tiếng nhưng cũng không tránh khỏi việc bị quân Hung Nô quấy nhiễu ở vùng biên giới phía Bắc. Nhiều lần rơi vào cảnh khốn đốn vì Hung Nô qua mạnh, vua Tần để Lý Ông Trọng thống lĩnh quân đội, đàn áp kẻ địch. Quả thật, uy danh, tài năng và sức mạnh của vị tướng Việt đã cứu vua Tần một bàn thua trông thấy. Suốt khoảng thời gian Lý tướng cầm quyền, Hung Nô không dám ho he động binh. 

lyongtrong1-1686630630.jpg
Ảnh minh họa

Sau này, vì quá nhớ quê hương nên Lý Ông Trọng đã viện cớ để xin Tần Thủy Hoàng được trở về thăm nhà. Vua Tần không chỉ đồng ý mà còn phong tước Vạn Tín hầu cho ông trước khi về quê. Thế nhưng, sau khi Hung Nô biết tin đã lợi dụng thời cơ muốn tấn công nước Tần một lần nữa. Vua Tần vội cử sứ giả sang sang Âu Lạc mời Lý Ông Trọng tiếp tục thống lĩnh quân đội nhưng ông đã khước từ vì tuổi cao và tấm lòng sắt son với Tổ quốc. Giả chết để từ chối không thành, Lý Ông Trọng cuối cùng phải tự tử trong rừng khi vua Tần Thủy Hoàng dọa sẽ đem quân tấn công, đòi tìm được xác mới tin. 

Mất đi tướng giỏi, Tần Thủy Hoàng lập tức ra lệnh đúc pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng, đặt ở cửa Tư Mã, kinh đô Hàm Dương để mỗi khi quân Hung Nô tới sẽ sai hàng chục binh lính Tần lại dùng sức đẩy cho bức tượng cử động dọa dẫm quân địch. Quả thực, Hung Nô ám ảnh với uy danh của Lý Ông Trọng nên sau đó không dám manh động nữa. Năm 860, tướng nhà Đường là Cao Biền vì quá sùng bái Lý Ông Trọng nên đã sửa đền, tạc tượng, tôn ông là Lý hiệu úy. Ngôi đền thờ lịch sử của Lý Ông Trọng hiện tọa lạc tại xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm (làng Chèm ngày nay). Mỗi năm vào ngày 14, 15,16 tháng 5 âm lịch dân sẽ mở hội làng Chẻm để tưởng nhớ vị thành Hoàng làng (Đức thánh Chèm) và cũng là tướng tài ba của Việt Nam - Lý Ông Trọng.

 

Danh tính thái giám người Việt giúp vua Minh xây dựng Tử Cấm Thành, lên hẳn phim tài liệu Trung Quốc

Một nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc còn không ngần ngại ca ngợi công lao của Nguyễn An, kêu gọi người dân Bắc Kinh 'uống nước nhớ nguồn', tổ chức ngày kỷ niệm cho ông.