Tìm thấy thứ khổng lồ dưới lòng sa mạc Sahara, hé lộ diện mạo ban đầu của nơi nóng nhất Trái Đất
Sa mạc là nơi có khí hậu cực kì khắc nghiệt, được bao phủ bởi lớp cát được hình thành từ các loại đá lớn như granit, gneiss và sa thạch. Trên thế giới có vô số sa mạc và Sahara được mệnh danh là sa mạc nóng nhất thế giới với diện tích ngang ngửa diện tích của Mỹ và Trung Quốc. Sa mạc Sahara với 2,5 triệu năm tuổi cho đến nay đã có tổng diện tích khoảng hơn 9.000.000 km2, chiếm khoảng 32% tổng diện tích Châu Phi và vẫn đang tiếp tục mở rộng thêm. Thông thường các sa mạc có độ sâu không lớn nhưng với một nơi rộng như Sahara thì máy khoan hay những loại công cụ tương tự dường như không có tác dụng.
Để tìm hiểu xem bên trong lòng sa mạc Sahara có gì thì các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ radar (cảm biến nhờ sóng điện từ truyền đến bề mặt cát để đo độ sâu). Sau quá trình thực hiện, các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng Sahara có độ sâu trung bình khoảng 150 m (tương đương 1 tòa nhà 50 tầng) và nơi sâu nhất lên đến 320 m, trở thành sa mạc có độ sâu lớn nhất Trái Đất tính tại thời điểm hiện tại.
Nhờ radar khẩu độ mà các nhà khoa học đã lập được bản đồ vệ tinh của sa mạc Sahara và phá hiện tàn tích của 1 hồ nước cổ đại khổng lồ dưới đáy của sa mạc này. Các nhà khoa học ở NASA sau quá trình tính toán cho biết diện tích của hồ nước cổ đại này lên tới 108.000 km2, sâu khoảng 247 m, kể cả khi bị thu hẹp thì diện tích của vẫn rơi vào khoảng 48.000 km2, sâu 190 m. Tất nhiên, hồ nước này không phải là hồ duy nhất được tìm thấy.
Từ những phát hiện trên, Sahara được cho là trong khoảng 5.000 đến 6.000 năm trước từng là một khu vực có sa mạc và ốc đảo xen kẽ, khí hậu ẩm ướt, tồn tại nhiều cây xanh và động vật. Các hóa thạch khủng long và đồ tạo tác của con người được tìm thấy ở đây đã chứng minh cho những dự đoán trên. Đặc biệt, năm 1902, giới khảo cổ học còn tìm thấy hóa thạch 36 triệu năm tuổi của một con cá voi nằm giữa sa mạc Sahara trên lãnh thổ Ai Cập. Và cho đến ngày nay, các loại hóa thạch của cá cvoi, cá trê liên tục được tìm thấy trên sa mạc Sahara khiến cho lập luận của các nhà khoa học không thể chối cãi được nữa.
Các nhà khoa học nhận định Sahara đã bị ảnh hưởng từ những hoạt động kiến tạo địa chất dữ dội trong lịch sử hàng triệu năm nên từ đáy biển trồi lên và biến khu vực này thành lục địa. Sở dĩ sự biến mất của các ốc đảo nơi đây được cho là do chịu ảnh hưởng từ quá trình chuyển động tuế sai của Trái Đất, góc nghiêng từ 22,1 độ sang 24,5 độ theo chu kì. (Cho những ai chưa biết: Chuyển động tuế sai là sự thay đổi chậm và dần dần của Trái đất theo hướng của trục quay. Chuyển động này do momen lực tác dụng bởi hệ Trái đất và Mặt trời, gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ nghiêng mà tia nắng Mặt trời chiếu tới bề mặt của Trái đất. Độ nghiêng của trục Trái đất đang là 23,43 độ. Một vòng quay hoàn toàn trong trục tuế sai mất khoảng 25.700 năm).
Hoài Linh tái xuất, hé lộ không còn mặn mà với gameshow, khẳng định đi diễn không vì cát xê
Không chỉ gây ấn tượng vì ngoại hình hiện tại, Hoài Linh còn thẳng thắn chia sẻ về kế hoạch hoạt động nghệ thuật trong tương lai của mình.