Thánh chỉ thời nhà Thanh được phát hiện với tình trạng nguyên vẹn, nội dung bên trong là gì?
Thánh chỉ là mệnh lệnh mang tính tuyệt đối của vua, tượng trưng cho quyền lực tối thượng của người đứng đầu một nước. Thánh chỉ thường được ghi vào vải và lụa cao cấp, ngay cả hoàng thân quốc thích hay quan đại thần cũng không có được loại vải này nữa là người bình thường. Thêm vào đó, trong thánh chỉ luôn có dấu ngọc tỷ của hoàng thượng nên dường như việc làm giả là không thể.
Mới đây, các nhà khảo cổ học Trung Quốc bất ngờ phát hiện ra một thánh chỉ còn nguyên vẹn trong một cuộc khảo cổ ở huyện Jize thuộc tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc. Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đưa ra kết luận nó là thánh chỉ có từ triều đại nhà Thanh (1644-1911). Thánh chỉ này tính đến nay đã 142 năm tuổi, có chiều dài 2,22 mét, chiều rộng 0,3 mét, được làm từ loại lụa cao cấp thời xưa với những sợi tơ màu (5 màu sắc) đan xen tạo lên những họa tiết cung đình trang trọng.
Được biết, chữ viết trong thánh chỉ là tiếng Trung Quốc và tiếng Mãn Châu. Nội dung của nó ban bố đến các thành viên gia đình của một quan chức dưới thời Hoàng đế Quang Tự (trích theo kết luận từ chuyên gia nghiên cứu văn hóa và lịch sử Zhao Yanping). Cho đến hiện tại, nội dung bên trong thánh chỉ này vẫn chưa được công bố cụ thể nhưng chắc chắn nó sẽ rất có ích trong việc hỗ trợ các chuyên gia, nhà khảo cổ học nghiên cứu văn hóa xã hội và các nghi thức của triều đại nhà Thanh nói chung vả lịch sử, văn hóa thị tộc của huyện Jize nói riêng.
Vén màn bí mật về vị vua Hùng thứ 19: Tài trí hơn người, gắn với câu thành ngữ rất nổi tiếng
Nước Văn Lang xưa có 18 đời vua Hùng, tên tuổi các vị đều được sách sử ghi chép lại cẩn thận. Thế nhưng, có truyền thuyết cho biết còn có một vị vua Hùng nữa bị “lãng quên”. Ông chính là Hùng Vương thứ 19.