Trên Trái Đất, sông băng chiếm diện tích 16 triệu km2, là 1 trong các nguồn cùng cấp nước cho các đại dương mỗi năm. Các nhà khoa học cho biết để làm tan chảy hết toàn bộ sông băng thì cần tới hàng trăm hoặc hàng nghìn năm. Tuy nhiên, thử tưởng tượng xem thảm kịch nào sẽ xảy ra khi số băng này tan hết trong vòng 1 đêm.
Trước hết, lượng nước băng chảy vào biển khiến cho mực nước biển tăng lên 66 m, tạo ra trận đại hồng thủy nhấm chìm một loạt các thành phố ven biển như Thượng Hải (Trung Quốc), New York (Mỹ) và London (Anh). Khung cảnh hỗn loạn khi 40% dân số thế giới mất đi nhà cửa khiến ai nấy nghe tới đều nổi da gà.
Sau khi nước biển dâng cao quá mức, chúng sẽ xâm nhập luôn vào nguồn dự trữ nước ngầm vốn nằm sâu trong đất liền, kế đến là tầng ngầm nước ngọt - nơi cung cấp nước uống, nước tưới tiêu và nước dùng cho hệ thống làm mát của nhà máy điện. Nói cách khác, con người trở nên thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước lao động và thiếu điện.
Chưa hết, các dòng hải lưu và thời tiết đột ngột xáo trộn và trở nên rối loạn. Nhiệt độ Trái Đất tăng, hoàn lưu khí quyển tổn hại nghiêm trọng gây hạn hán trên diện rộng, quá trình sa mạc hóa bị đẩy mạnh. Khí hậu nóng bức khiến lượng hơi nước tăng nhanh, mưa bão lũ lụt xảy ra thường xuyên là điều nghiễm nhiên xảy ra. Trái Đất quay chậm lại giúp giải phóng những năng lượng tích tụ trong lớp vỏ Trái Đất, kích động cho những vụ phun trào núi lửa có sức hủy diệt khủng khiếp.
Đáng sợ nhất chính là sự thức giấc của những loại virus cổ xưa bị phong ấn trong băng từ hàng nghìn năm trước. Các nhà khoa học từng phát hiện ra sự tích tụ của những loại virus cổ đại hàng nghìn năm tuổi trong lớp băng vĩnh cửu tại Siberia và ví nó như chiếc hộp Pandora bị đóng kín, khi lớp băng tan ra cũng là lúc chiếc hộp bị mở mang theo những đại nạn kinh khủng.
‘Quái vật’ dị hợm nhất vũ trụ bị NASA bắt quả tang khi đang nuốt cả cụm thiên hà
Cơ quan NASA đã bất ngờ chụp được khung cảnh kinh ngạc này trên vũ trụ khiến ai cũng ngỡ ngàng.