Khám phá mới

Danh tính thái giám người Việt giúp vua Minh xây dựng Tử Cấm Thành, lên hẳn phim tài liệu Trung Quốc

Danh tính thái giám người Việt giúp vua Minh xây dựng Tử Cấm Thành, lên hẳn phim tài liệu Trung Quốc

Tử Cấm Thành nằm tại thủ đô Bắc Kinh là một trong những công trình mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa quan trọng của người Trung Quốc. Nó trở thành 1 trong những biểu tượng đặc sắc của đất nước tỷ dân. Thế nhưng, điều khiến ai nấy đều bất ngờ chính là một thái giám người Việt tên Nguyễn An lại là người góp công lớn trong việc xây dựng lên cố cung nguy nga và huyền bí này. 

nguyenan2-1686626218.jpg
Tủ Cấm Thành là niềm tự hào to lớn của người dân Trung Quốc

Trong cuốn Kiến Văn Tiểu Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn có nhắc về Nguyễn An. Ông sinh vào cuối thời Trần quê ở vùng Hà Đông ngày nay, từ khi còn bé đã được người đời ca tụng là thần đồng vì giỏi tính toán và có biệt tài về kiến trúc. Chính vì thế mà khi mới 16 tuổi, ông đã được vua trọng dụng, sắp xếp vào đội ngũ các hiệp thợ xây dựng lên các công trình cung điện của nhà Trần. Tuy nhiên, khi cha con Hồ Quý Ly thua trận và bị quân nhà Minh bắt đi năm 1406, chỉ 1 năm sau đó các nhân tài có học vấn cao, những người thợ có trình độ, kĩ thuật cao cùng hàng loạt thanh niên tráng kiện của nước ta thời đó bị kéo sang Trung Quốc phục vụ cho nhà Minh. Và Nguyễn An là một trong số đó. 

nguyenan3-1686626217.jpg
Bản thiết kế của Tử Cấm Thành

Thời điểm nhà Minh đang rục rịch xây dựng kinh đô Bắc Kinh, Nguyễn An khi đó là một hoạn quan thấp cổ bé họng. Tuy nhiên, tài năng và con người liêm khiết của ông đã nhận được sự chú ý đặc biệt của vua Minh và ngay lập tức, ông được chỉ định phụ trách việc xây dựng Tử Cấm Thành. Ban đầu các quan lại ở Bộ Công tỏ vẻ không phục khi một hoạn quan ngoại quốc lại có quyền "chỉ tay 5 ngón" giao việc cho họ nhưng thiết kế và sự tính toán tính toán rạch ròi của Nguyễn An đã khiến họ nể phụ và vui vẻ phục tùng. 

nguyenan4-1686626217.jpg
Phía nam Tử Cấm Thành, được chụp vào năm 1932

Tử Cấm Thành với diện tích 720.000 m2, chia thành 800 phòng đã được hoàn thành dưới sự góp sức chỉ đạo của Nguyễn An, cho đến nay vẫn là niềm tự hào của người Trung Quốc đối với thế giới. Công lao của hoạn quan người Việt được ghi rõ trong các bộ sử cổ của Trung Quốc như Hoàng Minh thông kỷ, Anh Tông chính thống thực lục. Đặc biệt, nhà sử học đương đại Trung Quốc tên là Trương Tú Dân từng công bố trên tờ “Ích Thế báo” số ra ngày 11-11-1947 một bài báo với nhan đề: “Thị dân Bắc Kinh nên kỷ niệm Nguyễn An, người An Nam, Thái giám nhà Minh, tổng công trình sư tạo dựng lầu thành Bắc Kinh thế kỷ XV”, ca ngợi công lao của Nguyễn An và nhắc nhở người dân Bắc Kinh nên "uống nước nhớ nguồn", tổ chức kỷ niệm ông. Thậm chí bộ phim tài liệu có tên “Tử Cấm Thành Trung Quốc - bản di chúc của một bạo chúa” do Đài truyền hình ZDK của CHLB Đức sản xuất đã xác nhận thêm một lần nữa công lao của Nguyễn An qua những bằng chứng khách quan bằng hình ảnh.

 

Sau gần 6 thế kỷ ngủ yên, ‘siêu núi lửa’ lớn nhất châu Âu sắp phun trào

Dựa vào các dấu hiệu và đặc điểm của ‘siêu núi lửa’ lớn nhất châu Âu, các nhà khoa học dự đoán nó sẽ sớm phun trào.