Giải trí

Tây Du Ký 1986: Bí ẩn về cách bắt mạch qua sợi chỉ của Tôn Ngộ Không không ai hay biết suốt 34 năm

 

Trong tập 20 phim Tây Du Ký (1986), Tôn Ngộ Không khiến khán giả không khỏi bất ngờ với biệt tài chữa bệnh. Đáng chú ý là màn bắt mạch và chẩn đoán bệnh chỉ dựa vào 3 sợi tơ vàng bắt vào cổ tay của nhà vua. Khán giả khi đó cho rằng đây chỉ là tình tiết hư cấu. Tuy nhiên trên thực tế, dân gian Trung Quốc đã lưu truyền rất nhiều về việc đoán bệnh qua sợi tơ. "Bí thuật" này được gọi bằng cái tên “huyền ty bắt mạch”.

Cảnh Ngộ Không bắt mạch bằng 3 sợi chỉ vàng trong Tây Du Ký

Theo như những gì được lưu truyền trong dân gian Trung Quốc, “huyền ty bắt mạch” xuất phát từ trong hoàng cung. Vì hoàng hậu, công chúa hay cung tần mỹ nữ đều là những người cao quý, được vua ân sủng nên các thái y không thể nào tiếp xúc trực tiếp (ngày trước vô cùng khắt khe về quy định “nam nữ thụ thụ bất thân”). Do vậy, thái y đã nghĩ ra cách chẩn đoán và bốc thuốc cho các vị quý nhân này bằng cách cột sợi tơ vào tay của bệnh nhân, cách một tấm màn che hay ngồi một căn phòng khác để có thể bắt bệnh, kê đơn.

Chân dung thần ý Tôn Tư Mạc nổi danh một thời

Thần y Tôn Tư Mạc đời nhà Đường cũng đã từng sử dụng phương pháp này để bắt mạch chữa bệnh cho Hoàng hậu nương nương thời đó. Hoàng hậu nương nương hoài thai đã lâu nhưng chưa hạ sinh được nên đã cho mời Tôn Tư Mạc vào cung chữa bệnh. Thái giám bên cạnh Hoàng hậu đã tìm cách thử vị thần y nổi tiếng lẫy lừng với phương pháp cột tơ – bắt mạch trước khi kê đơn, chẩn bệnh cho chủ nhân bằng cách dùng sợi tơ cột vào chân con vẹt. Tôn Tư Mạc đã khiến vị thái giám ấy một phen khiếp sợ khi đoán ra ngay mạch tượng đang bắt không phải là mạch người. Sau khi Hoàng hậu được bắt mạch và kê đơn, bà đã hạ sinh long tử cho nhà vua một cách dễ dàng.

Giải mã "bí thuật" của Tôn Ngộ Không

"Huyền ty bắt mạch” thực chất không kì diệu như lời đồn

Theo các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và ghi chép lại trong Cổ đại y học tuyệt kỹ thì “huyền ty bắt mạch” chỉ là liệu pháp xảo diệu để có thể che mắt người ngoài ngành. Đối với những danh y chân chính, họ không thể nào kê đơn bốc thuốc khi chỉ dựa vào những sợi tơ mong manh như vậy. "Huyền ty bắt mạch” chỉ là phương án "che mắt" vì khi đó định kiến về “nam nữ thụ thụ bất thân” trong xã hội cổ đại quá khắc nghiệt, đặc biệt với những người có thân phận tôn quý. 

Dựa theo y học, có thể giải thích vấn đề này như sau: các vị thần y như Tôn Tư Mạc hay các vị danh y chân chính đều là những thầy thuốc dày dạn kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh. Họ có thể đã hỏi qua thể trạng của bệnh nhân thông qua những người thân cận như thái giám, cung nữ, người nhà cũng như quan sát các triệu chứng của người bệnh qua thần thái, khuôn mặt và cử chỉ để từ đó họ có thể kê đơn và bốc thuốc đúng bệnh.

 

Tây Du Ký 1986: Tài nghệ đặc biệt của Tôn Ngộ Không mà 99% khán giả chưa từng nghe tới

(Techz.vn) Trong Tây Du Ký, nhắc đến Tôn Ngộ Không, khán giả thường nghĩ ngay đến hình ảnh Tề Thiên Đại Thánh tinh thông võ nghệ, hô mưa gọi gió, có khả năng làm kinh động tam giới. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đại đồ đệ của Đường Tăng còn có một biệt tài cực kì đặc biệt khác.