Đời sống

Người đàn ông Cà Mau trúng độc đắc tiền tỷ nhờ giấc mộng tiên tri, cuộc sống hiện tại gây bất ngờ

Trúng được số tiền lớn nhưng người đàn ông nghèo này vẫn ở căn nhà cũ, đi làm gom góp từng đồng một vì một lý do. 

Ông Ba Trung sống ở Đầm Dơi, Cà Mau vốn là người đàn ông đông con nhất khu chợ Bà Hính, cuộc sống nghèo khó, luôn trong tình trạng thiếu ăn. Tâm sự trên Hôn nhân và Đời sống, ông chia xót xa tiết lộ: "Các con tôi cứ lần lượt chào đời, lớn xíu là thả vạ thả vật rồi chịu đói chịu khát. May mắn chúng chẳng bệnh tật gì, cứ mạnh như ngọn cỏ dại. Chỉ buồn nỗi chẳng đứa nào ăn học đàng hoàng". 

Gia cảnh của ông Trung 

Ở độ tuổi gần đất xa trời, ông Trung vẫn phải đi làm gom góp từng đồng để kiếm sống vì các con của ông ai cũng nghèo khó, không đủ điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ. Vợ ông bán bánh ú, ông vì già yếu nên chỉ có thể phụ vợ làm bánh. Cuộc sống lam lũ của ông và vợ không biết đến khi nào mới qua. "Bà xã tối ngày rao bán bánh ú khắp đường làng ngõ xóm. Còn tôi tuổi già sức yếu đi xin làm mướn không ai thuê đành về nhà phụ vợ gói bánh ú. Tối đến tôi nhận thêm công việc đi ngủ thuê để trông giữ đồ đạc cho hàng xóm láng giềng với giá 10.000 đồng/đêm, đủ để mua gói thuốc. Lúc ấy tôi luôn ước được đổi đời để biết mùi vị của sung sướng", ông bộc bạch.

Ảnh minh họa 

Cho đến một đêm, ông Trung nằm mơ gặp một ông lão râu tóc bạc phơ, gương mặt phúc hậu. Ông nói với lão Trung rằng: "Từ nay, ông không cần đi ngủ mướn nữa. Có người thương ông nên cho ông một số tiền dành dụm mà tiêu xài". Sau khi giật mình tỉnh dậy, ông Trung thẫn thờ suy nghĩ về điềm báo này. Đến hôm sau khi đi mua thuốc lá thì ông lại gặp một người bán vé số. Nhớ lại giấc mơ hôm qua và tờ vé số đã mua, ông nhờ dò thử nhưng trật. Dù vậy, ông vẫn mua tiếp một tờ vé số để ủng hộ người này.

Ảnh minh họa 

Vận may cuối cùng cũng tới, ông Trung chiều hôm đó vừa nghe đài vừa dò xổ số bằng chiếc đài cũ kĩ. Ông vỡ òa khi biết đã trúng giải độc đắc trị giá 1,5 tỷ đồng. Khác với tưởng tượng của nhiều người, ông Trung vẫn giữ nguyên căn nhà nhỏ cũ, tiếp tục làm mướn gom từng đồng vì sống trong cái nghèo quen rồi, ông trân quý đồng tiền nên không muốn tiêu xài lãng phí. Thay vào đó, ông cho các con mỗi đứa một ít lấy vốn làm ăn, còn lại gửi ngân hàng để dành mua đất canh tác.