Lý do người Hy Lạp không thích 'của quý' to, tượng nam giới luôn điêu khắc 'cậu nhỏ' kích cỡ khiêm tốn
Tượng Hy Lạp cổ luôn khắc họa 'của quý' của nam giới với kích cỡ khá khiêm tốn. Điều này rốt cuộc có ý nghĩa ra sao?
Bức tượng Laocoon và các con trai niên đại 2.000 năm tuổi được trưng bày trong Bảo tàng Vatican ở Rome thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người yêu nghệ thuật khi nó được đánh giá là một trong những tác phẩm điêu khắc kinh điển nhất mọi thời đại. Bức tượng có chiều cao hơn 2 mét, khắc họa một cách chi tiết vị giáo sĩ thành Troy Laocoon cùng các con trai của ông.
Lacoon gắn liền với bản sử thi Iliad và Odyssey, kể về việc Lacoon cố gắng ngăn cản âm mưu mang ngựa gỗ vào thành Troy. Quả thực, đấy chính là kế hoạch của các vị thần trên đỉnh Olympus nhằm giúp người Hy Lạp giành chiến thắng trong trận chiến thành Troy. Nhận thấy Lacoon có thể sẽ phá hỏng kế hoạch nên những con rắn nước đã tấn công, giết chết ông và các con.
Một điều khiến người ta đặc biệt chú ý chính là phần "của quý" của Lacoon được khắc họa cực kì "khiêm tốn". Trên thực tế, những bức tượng cổ Hy Lạp và một số bức tượng nam giới thời Phục hưng cũng có đặc điểm tương tự. Nguyên nhân là bởi người Hy Lạp xưa có quan niệm không mấy thiện cảm với "của quý" to.
Cụ thể, theo nghiên cứu khảo cổ và văn hoá, người Hy Lạp và La Mã cổ đại quan niệm bộ phận sinh dục lớn là xấu xí, thậm chí bị gán với những loài động vật như ngựa, bò, dê,... Một người đàn ông có của quý to sẽ bị đánh giá là kẻ man rợ, thô lỗ, phóng đãng và sinh hoạt bừa bãi. Trong khi đó, những người có của quý bé lại được xem là một người có tri thức lý tính, có khả năng kiểm soát ham muốn, dục vọng của bản thân. Nói cách khác, "của quý" nhỏ thể hiện trí tuệ sáng suốt và sự kiểm soát tâm tính.
Tuy nhiên ngày nay, quan niệm này đã bị thay đổi hoàn toàn. Đàn ông sở hữu "của quý" lớn sẽ được khen ngợi là nam tính. Càng ngày, kích cỡ bộ phận sinh dục nam càng tăng thêm (dựa trên dữ liệu nghiên cứu trong 30 năm được công bố bởi Đại học Stanford ở California) và đang nằm trong mức 24% ở một số khu vực trên thế giới.