Đời sống

Những sự thật bất ngờ về việc phẫu thuật của người Ai Cập cổ đại: Cắt bao quy đầu không cần gây mê

Những sự thật bất ngờ về việc phẫu thuật của người Ai Cập cổ đại: Cắt bao quy đầu không cần gây mê

Trình độ phẫu thuật của người Ai Cập cổ đại đã đạt đến một đỉnh cao gây bất ngờ, không hổ danh là cái nôi y học của thế giới.

Phẫu thuật vào thời Ai Cập cổ đại đạt đến sự khéo léo đỉnh cao. Bởi, dù khi đó chưa có phương pháp gây mê và sát trùng hiện đại, các bác sĩ Ai Cập cổ đại vẫn cho thấy kỹ năng vượt trội trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, các vết phẫu thuật xâm lấn đều xuất sắc, không hề có dấu hiệu đau đớn hay nhiễm trùng. 

Ảnh minh họa 

Người Ai Cập là những người tiên phong trong việc chế tạo các dụng cụ phẫu thuật, chủ yếu được làm từ đồng, bao gồm kìm, kẹp và cưa, chúng là những món đồ đặt nền móng cho các dụng cụ y tế hiện đại. Ngay cả vải băng bó vết thương, họ cũng nghĩ ra cách kết hợp với loại lá thuốc giúp giảm viêm. Trong một số bằng chứng khảo cổ, người Ai Cập cổ đại còn tạo ra cả các bộ phận cơ thể giả, ví dụ như ngón chân cái giả được làm bằng gỗ và da của một xác ướp phụ nữ. Ngón chân này không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn giúp người này đi lại dễ dàng hơn, nhất là khi thời đó vô cùng thịnh hành loại dép xỏ ngón. 

Tranh minh họa cảnh cắt bao quy đầu

Ngoài ra, việc thực hành cắt bao quy đầu được cho là có khả năng bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại. Trong một số dấu tích khảo cổ có xuất hiện tranh đá minh họa cảnh cắt bao quy đầu mà không gây mê. Các bác sĩ ưu tiên sự sạch sẽ, cho thấy sự hiểu biết nhất định về vệ sinh và phòng chống bệnh tật. Ở một số nơi trẻ em vừa sinh ra đã được cắt bao quy đầu nhưng ở Ai Cập, đàn ông có thể thực hiện loại phẫu thuật này như đánh dấu sự trưởng thành của mình.

Ảnh minh họa

Nữ bác sĩ đầu tiên của Ai Cập xuất hiện vào khoảng năm 2700 TCN, tên là Merit - Ptah. Theo các nhà khảo cổ, bà giữ chức bác sĩ trưởng, có thể giảng dạy và giám sát các bác sĩ khác, đồng thời là người trực tiếp thăm khám cho nhà vua. Người Ai Cập cổ đại có sự am hiểu sâu sắc về nội tạng của con người như tim, gan,... 

Bên cạnh những ưu điểm, Y học Ai Cập cổ đại có những điểm kỳ quặc như họ thường kết hợp các nghi lễ ma thuật bên cạnh các phương pháp điều trị thực tế. Bất chấp sự phụ thuộc vào  những lời giải thích siêu nhiên về bệnh tật, các phương pháp y học của họ chắc chắn đã cứu được nhiều mạng sống và góp phần phát triển kiến ​​thức y học trong nhiều thế kỷ sau đó.