Sữa chua có thực sự là món tráng miệng tốt cho sức khỏe: Cách ăn sai lầm gây hậu quả ra sao?
Sữa chua được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng hằng ngày vì lợi ích cực kì tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, loại thực phẩm nào cũng vậy, nếu không sử dụng đúng cách rất dễ gây phản tác dụng.
Sữa chua hay còn được gọi Yogurt, là một chế phẩm lên men từ sữa (chủ yếu là sữa bò). Nó có vị chua nhẹ, sánh, sệt do vi khuẩn lactic đã biến dịch trong sữa thành dịch chứa nhiều axit lactic. Sữa chua vẫn luôn được xếp vào hàng những loại thực phẩm tốt nhất khi chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như calci, vitamin C, vitamin D, kẽm, axit lactic , probiotic,...
Nhiều gia đình hoặc các nhà hàng, quán ăn ngày nay thường dùng sữa chua làm món tráng miệng vì cho rằng nó ngon và tốt cho sức khỏe. Liệu sự thật có đúng như vậy?
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì có 3 thời điểm lý tưởng nhất để ăn sữa chua, đó là từ 1-2 tiếng sau ăn, lúc xế chiều và 1-2 tiếng trước khi đi ngủ. Nguyên nhân là bởi 1-2 tiếng sau ăn là thời điểm độ PH trong dạ dày đã ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển và cơ thể có thể hấp thụ toàn bộ dưỡng chất. Vào lúc xế chiều, lượng bức xạ mặt trời tăng cao, hàm lượng vitamin cao, đặc biệt là chất Tyrosine có trong sữa chua sẽ giúp chúng ta hồi phục năng lượng một cách nhanh chóng. Còn trong thời điểm 1-2 giờ trước khi ngủ, cơ thể lúc này đang tron trạng thái thư giãn và thoải mái nên lượng acid lactic có trong sữa chua sẽ giúp việc hấp thụ canxi diễn ra tốt hơn.
Nếu chúng ta lập tức ăn sữa chua sau khi đã ăn no thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất trong sữa chua vì lúc này dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa lượng thức ăn mà bạn mới nạp vào. Việc ăn sữa chua khi đói lại càng không nên vì dạ dày con người khi này chứa hàm lượng axit cao, có thể tiêu diệt toàn bộ lợi khuẩn trong sữa chua.
Ngoài ra, có một số đối tượng không nên sử dụng sữa chua như những người có triệu chứng về các bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích; Trẻ em dưới 1 tuổi: Những người bệnh tiểu đường, viêm gan hoặc xơ cứng động mạch.