Đời sống

Nghiên cứu mới dẫn đến giả thiết con người phát triển sức bền bằng cách đuổi bắt con mồi

Liệu sự tiến hóa sức bền ở con người có thực sự liên quan đến việc con người thời tiền sử cố gắng đuổi theo con mồi? 

Trong suốt lịch sử tiến hóa lâu dài của mình, Homo sapiens (người hiện đại) dần dần phát triển khả năng chạy nhanh và cho đến nay sự phát triển này vẫn chưa dừng lại. Trong khi ngày nay, tốc độ chạy nhanh liên kết với thành tích trong thi đấu thể thao thì ở góc độ tiến hóa, nó lại liên quan đến nhu cầu sinh tồn của con người. 

Một cảnh săn bắn thời tiền sử trong hang động

Trong một bài báo vừa đăng trên tạp chí Nature Human Behavior, nhà khảo cổ học Eugene Morin đến từ Đại học Trent ở Ontario và nhà sinh thái học hành vi Bruce Winterhalder đến từ Đại học California-Davis cho rằng khả năng chạy bền bỉ phát triển ở con người là vì mục đích săn bắn.

Theo phát hiện của nghiên cứu mới này, con người cổ đại rèn sức bền nhờ vào việc đuổi theo con mồi trên quãng đường dài. Mục đích của họ là săn bắt được nhiều động vật hơn, đảm bảo có đủ lượng calo và protein thiết yếu cho bản thân, gia đình và cộng đồng của họ. Sự rèn luyện thường xuyên đó đã mang lại khả năng chạy bền bỉ hơn cho con người, giúp họ di chuyển ngày cành nhanh và xa hơn. Điều này có nghĩa là những vận động viên có sức mạnh bền bỉ nhất hiện nay sẽ trở thành thợ săn giỏi nhất nếu họ sống cách đây vài trăm nghìn năm.

Ảnh minh họa 

Nhiều nhà nhân chủng học và nhà sinh học tiến hóa tán thành ý tưởng rằng tổ tiên sớm nhất của loài người sống ở  Châu Phi  đã dựa vào hoạt động chạy bền bỉ để đảm bảo thành công trong việc săn bắn. Họ chỉ ra những đặc điểm giúp di chuyển đường dài của con người như bàn chân cong, nảy, các sợi cơ co giãn chậm giúp tiết kiệm năng lượng, da tỏa nhiệt và đổ nhiều mồ hôi. 

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các nhà khoa học khác tỏ ra hoài nghi về luận điểm này vì thực tế là chạy đốt cháy nhiều calo hơn so với đi bộ. Họ cho rằng việc chạy nhiều sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu calo của con người, điều này cho thấy những thợ săn bản địa cổ đại cố gắng chạy theo con mồi sẽ kiệt sức trước khi đuổi kịp con mồi.

Với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và sinh viên, Eugene Morin và Bruce Winterhalder đã dành 5 năm dài để viết hơn 8.000 văn bản dân tộc học trải dài 500 năm lịch sử thế giới. Khi kết thúc quá trình tốn nhiều công sức này, các nhà nghiên cứu đã có thể ghi lại 391 báo cáo mô tả các nhóm săn mồi bản địa đuổi theo con mồi với một khoảng cách ấn tượng, cuối cùng bắt kịp con mồi sau khi chúng đi chậm lại hoặc dừng lại do kiệt sức. Mặc dù con người không thể chạy nhanh bằng động vật nhưng họ vẫn có thể giành được lợi thế bằng cách thể hiện sức bền hơn. Có một điều thú vị là những thợ săn bền bỉ nhất lại là người Mỹ bản địa hiện đại.

Cho đến hiện tại, quan điểm trên vẫn gây ra nhiều tranh cãi nhưng về cơ bản thì nó cũng đưa ra được những giả thuyết mới lạ về hành trình tiến hóa của con người.