Đời sống

Vua Hùng cuối cùng có hai con rể được tôn làm Thánh, sự tích về họ được đưa vào sách giáo khoa cấp 1

Vua Hùng cuối cùng có hai con rể được tôn làm Thánh, sự tích về họ được đưa vào sách giáo khoa cấp 1

Hai con rể của vị vua Hùng thứ 18 gắn liền với hai sự tích cực kì nổi tiếng của người Việt, được đưa cả vào trong sách giáo khoa Tiếng Việt của học sinh cấp 1. 

Hùng Vương thứ XVIII (khoảng 408 - 258 TCN) còn gọi Hùng Duệ Vương, là vị vua cuối cùng của nhà nước Văn Lang, cũng là vị vua được nhắc đến nhiều trong các truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam. Vua không có con trai nhưng sinh được hai cô con gái vô cùng xinh đẹp, chị là Mỵ Châu Tiên Dung, em là Mỵ Nương Ngọc Hoa.

Ảnh minh họa vua Hùng

Mỵ Châu Tiên Dung có chồng là chàng ngư dân nghèo khó tên Chử Đồng Tử (người xã Đa Hòa, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu xứ Sơn Nam). Mối lương duyên của cả hai bắt đầu từ lần công chúa đi thuyền qua chỗ họ Chử đánh cá. Vì quá nghèo nên Chử Đồng Tử và cha phải thay nhau mặc một chiếc khố, đến khi cha qua đời, chàng ngư dân nghèo đã đem chiếc khố liệm cùng ông. Thành ra khi thấy công chúa đi ngang qua, anh xấu hổ vùi mình trong cát để trốn. 

Ảnh minh họa

Đâu ai ngờ công chúa lại cho người quây màn ở bụi lau để tắm, đúng chỗ Chử Đồng Tử đang nấp. Nước xối xuống khiến thân hình cường tráng của chàng ngư dân dần lộ ra. Công chúa thấy chàng trai hiền lành, hiếu thảo, thật thà, khôi ngô nên đem lòng yêu mến, quyết lấy làm chồng. Tuy nhiên, vua Hùng lại tức giận, không cho con gái về cung nữa. Tiên Dung đành ở lại cùng chồng buôn bán, may mắn cả hai gặp được tiên ông và được truyền đạo nên đã bỏ công việc buôn bán để chu du khắp nơi, dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Nhớ ơn nên mỗi mùa xuân, nhân dân nhiều vùng ven sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để thể hiện lòng biết ơn với vợ chồng Chử Đồng Tử và Tiên Dung. 

Còn về Mỵ Nương Ngọc Hoa, nàng gắn liền với câu chuyện nổi tiếng Sơn Tinh - Thủy Tinh. Khi đến tuổi cập kê, nàng được vua cha mở đại hội kén rể. Rất nhiều người tài đến ứng tuyển nhưng vua Hùng không ưng ý ai. Đến khi quá hạn lại xuất hiện hai chàng trai tinh thông pháp thuật là Sơn Tinh và Thủy Tinh ứng tuyển.

Ảnh minh họa

Cả hai đấu với nhau một trận bất phân thắng bại vì đôi bên ngang tài ngang sức. Lúc bấy giờ vua Hùng mới đưa ra thử thách mới, đó là ai đem sính lễ đến trước thì sẽ được ngài gả công chúa cho. Sinh lễ bao gồm:  "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Kết quả Sơn Tinh đúng giờ Tý (lúc nửa đêm) mang sinh lễ đến trước nên được vua gả công chúa cho, còn sơn Tinh giờ Mão với có mặt nên thua cuộc. Vì tức giận nên cứ mỗi năm hắn lại làm phép để nước lũ dâng cao, Sơn Tinh làm phép ngăn cản, bảo vệ dân chúng và mùa màng. 

Có thể thấy, hai con rể của Hùng Vương thứ 18 đều là hai nhân tài kiệt xuất. Họ được nhân dân phong làm Thánh, thuộc "tứ bất tử" trong trong tín ngưỡng của người Việt (Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Thánh Gióng và Mẫu Liễu Hạnh). Sự tích về họ lan truyền đến ngày nay, được đưa cả vào trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp 1 để giáo dục con em về công lao và truyền thống tốt đẹp của cha ông đi trước.