Giải trí

Giải mã bí ẩn về người con trai bị tâm thần khiến thiên tài Einstein tuyệt vọng, bó tay

Einstein từng viết về người con trai này trong một bức thư với đồng nghiệp rằng: 'Tôi đến tuyệt vọng vì tình trạng của nó'. 

Einstein là nhà khoa học vĩ đại và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Ông sở hữu IQ nằm trong khoảng 165 - 200 và tên tuổi của ông ngày nay là thuật ngữ phổ biến đồng nghĩa với thiên tài. Einstein có hai đời vợ là Elsa Einstein (kết hôn 1919–1936) và Mileva Maric (kết hôn 1903–1919). Ông có 3 người con đẻ với người vợ đầu, họ là: Lieserl Maric (1902 – 1903), Hans Albert Einstein (1904 – 1973) và Eduard Einstein (1910 – 1965).

Einstein

Trong khi người con thứ hai Hans Albert Einstein được cho là thừa hưởng chỉ số IQ của Einstein, trở thành người có uy tín trong lĩnh vực kỹ thuật thủy lực thì Eduard Einstein lại được đánh giá là giống với bố nhất. Ngay từ nhỏ cậu đã bộc lộ tư duy nhanh nhạy, thông minh cùng năng khiếu âm nhạc, nghệ thuật. Chỉ mới 6 tuổi đã đọc Shakespeare và sau này đọc hết tác phẩm của Kant, Schopenhauer, Platon. Cậu tôn thờ Sigmund Freud - cha đẻ trường phái Phân tâm học - đến nỗi khắp nơi trong phòng ngủ đều treo đầy ảnh ông. Ước mơ của Eduard là trở thành nhà tâm lý học lỗi lạc.

Einstein hồi nhỏ (bên trái)

Dù thông minh nhưng Eduard lại có thể chất yếu ớt, thường xuyên vắng mặt trong những chuyến đi chơi vì vấn đề sức khỏe. Albert Einstein từng than thở với đồng nghiệp trong một bức thư rằng: "Tôi đến tuyệt vọng vì tình trạng của nó". Tuy nhiên, đến năm cậu 20 tuổi, Eduard khiến cha sốc nặng khi được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt cực độ, phải nhập viện tâm thần trong một thời gian dài. Bao nhiêu hi vọng của Einstein về cậu con trai này đều tan vỡ. Eduard ở trong bệnh viện và qua đời vào năm 1965, hưởng thọ 55 tuổi. 

 Albert Einstein trong cuộc gặp cuối cùng với cậu con trai Edurd

Nhà vật lý thiên tài đổ lỗi bệnh tâm thần của Eduard là do bị di truyền gene xấu từ nhà ngoại. Tuy nhiên, trên thực tế bản thân ông cũng mang gene tâm thần. Khi cả hai là anh em cùng tộc lại kết hợp lại với nhau đã là gia tăng xác suất mắc bệnh ở con cái. Bằng chứng là đến đời vợ thứ hai, Einstein vẫn kết hôn với người em họ của mình là Elsa. Cuộc hôn nhân cùng quan hệ huyết thống của họ được xem là bình thường vì nó rất phổ biến trong cộng đồng người Do Thái. Ngoài lý do di truyền thì phương pháp điều trị tâm thần bằng sốc điện của thời kì đó cũng được cho là nguyên nhân làm Eduard bị tổn thương vĩnh viễn về nhận thức và trí nhớ, dẫn đến việc qua đời sớm.