Đời sống

Trụ Vương tàn ác không ai bằng, dùng vài giọt nước đã tạo ra hình phạt khổ sở hơn lăng trì

Trụ Vương tuy là vị vua tài giỏi nhưng lại khiến người đời oán thán không chỉ vì ham mê nữ sắc mà còn bởi sự tàn bạo khó ai sánh bằng. 

Trụ Vương (1154 TCN – 1123 TCN) là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên có miêu tả ông là người thông tuệ, diện mạo tráng kiệt, là bậc anh hùng hiếm có. Trụ Vương chính là người dẫn quân bình định được Đông Di, truyền bá văn hoá của triều Thương tới lưu vực Hoài Thuỷ và Trường Giang.

Trụ Vương tài giỏi xuất chúng nhưng cùng có vô số tật xấu

Thế nhưng dù lắm tài nhưng Trụ Vương lại có không ít "tật". Ông ham mê hưởng lạc, cho xây dựng cung điện nguy nga tiêu tốn biết bao nhân lực và tiền của. Đã vậy còn ham mê tửu sắc, đến ngày nay hậu thế vẫn lưu truyền câu chuyện Trụ Vương vì si mê Đát Kỷ mà mất cả giang sơn. Đặc biệt, Trị Vương còn dùng sự tàn bạo để trị vì bách tính. Dưới thời của vị vua này, có rất nhiều hình phạt tàn khốc được ứng dụng, ví dụ như Sái Bồn - thả đầy rắn vào hào sâu rồi đẩy kẻ phạm tội hoặc cung nữ, thái giám chơi trò chơi thua vào để rắn ăn thịt; Bào Lạc - dí nạn nhân vào chiếc ống đồng to rỗng ruột được nung nóng đỏ bằng than củi;... 

Minh họa hình phạt Bào Lạc

Hình phạt nổi tiếng nhất, khổ sở nhất do Trụ Vương nghĩ ra được so sánh là tàn khốc hơn cả lăng trì chính là "tích thủy hình". Không xẻo da cắt thịt như lăng trì, Trụ Vương chỉ với vài giọt nước đã khiến cho nạn nhân suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần bằng những "cơn đau mềm". 

Tích Thủy Hình - ảnh minh họa

Cụ thể, người phải chịu hình phạt sẽ bị trói cố định vào một vị trí hoặc một chiếc ghế để họ không thể di chuyển được, sau đó treo một chiếc thùng gỗ hoặc một chiếc thau đục một lỗ nhỏ xíu, vừa đủ cho một giọt nước rơi xuống dưới. Nước trong thùng, chậu từng giọt một thoát ra qua lỗ rồi chảy xuống đỉnh đầu hoặc trán của phạm nhân và sau mỗi ngày nước sẽ được đổ đầy thùng, chậu một lần. Không trực tiếp gây ra đau đớn nhưng "tích thủy hình" sẽ dày vò nạn nhân về tinh thần trong khoảng thời gian lên tới 2 năm. Phạm nhân dần dà sẽ bị nỗi lo lắng, bí bách giày vò đến phát điên. Một số tài liệu ghi nhận người chịu hình phạt này sau nửa tháng đã bắt đầu rụng tóc, đỉnh đầu tê liệt, sau một tháng tóc rụng hết, da nứt ra, đỉnh đầu viêm nhiễm, thối rữa thu hút cả ruồi bọ. Đây có thể xem là hình phạt dã man nhất trong thời Trụ Vương nói riêng và lịch sử phong kiến Trung Quốc nói chung.