Sự thật bất ngờ về cấu tạo chi trước ngắn ngủn của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus
Cấu tạo chi trước trông có vẻ buồn cười của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus hóa ra lại có nhiều công dụng hơn chúng ta tưởng.
Tyrannosaurus là loài khủng long bạo chúa sống vào cuối kỷ Phấn trắng (khoảnh 65 triệu năm trước). Nó được xem là loài vật thống trị khắp Bắc Mỹ thời kì đó nhờ ngoại hình to lớn với chiều cao hơn 6 mét, cân nặng hơn 8 tấn. Các nhà khảo cổ đã khai quật được hóa thạch hộp sọ lớn nhất của Tyrannosaurus dài tới 1,54 mét. Tyrannosaurus có 4 chi nhưng nó chỉ di chuyển bằng hai chi sau, hai chi trước ngắn ngủn của chúng nhìn có vẻ trái ngược với ngoại hình to lớn nhưng lại có nhiều công dụng không ngờ.
Dù hai chi trước không có tác dụng nhiều trong quá trình săn mồi nhưng nó lại cực kì phù hợp với quá trình sinh tồn và sinh sản của chúng. Trước tiên, đối với việc sinh tồn, chi trước ngắn giúp Tyrannosaurus tránh khỏi việc bị cắn xé khi giao chiến với những con khủng long khác. Thay vì dùng tay chộp giật con mồi thì Tyrannosaurus tận dụng chiếc cổ cứng cáp, mạnh mẽ để cắn con mồi bằng miệng, giữ nguyên tư thế đó lắc quá lắc lại con mồi để ăn.
Theo ghi nhận của các chuyên gia nghiên cứu về khủng long thì loài Tyrannosaurus có thể có lực cắn lên đến 6 tấn - đứng đầu trong tất cả các loài động vật trên cạn cùng thời. Rõ ràng để có thể có được lực cắn khủng như vậy thì nó đòi hỏi một lượng cơ bắp nhất định. Để tối ưu thì phần chi trước khủng long bạo chúa sẽ "nhường" sự phát triển cho phần đầu và cổ của chúng.
Ngoài phù hợp với sinh tồn thì chi trước ngắn ngủn của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus còn được cho là giúp cho quá trình giao phối của chúng diễn ra thuận lợi hơn. Thậm chí còn có một số nguồn tin cho rằng hai chi này giúp khủng long đứng dậy khi ngã, đào tổ, chải chuốt,...