Cả đời Từ Hi Thái hậu chỉ làm 1 bài thơ, nội dung ra sao mà được lan truyền đến tận bây giờ?
Bài thơ duy nhất của Từ Hi Thái hậu tuy bị chê 'dở' nhưng lại được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Nguyên nhân do đâu?
Từ Hi Thái hậu (1835 – 1908) từ một tú nữ 17 tuổi đã nhanh chóng vươn đến ngôi vị Thái hậu cao cao tại thượng khi chưa đầy 30 tuổi. Bà nắm quyền lực tối cao của nhà Thanh trong vòng 47 năm và là nhân vật gây nhiều tranh cãi khi bị cho là người chuyên quyền, tàn nhẫn, sống xoa hoa bất chấp nhân dân đói khổ, là nguồn cơn dẫn tới sự lụi tàn của nhà Thanh.
Ngoài lối sống hưởng lạc thì Từ Hi Thái hậu cũng có một sở thích khá tao nhã, đó là đọc thơ. Tuy nhiên, cả cuộc đời bà lại chỉ viết duy nhất một bài thơ 4 câu. Nội dung như sau:
"Thế gian đa ma tình tối chân
Lệ huyết dung nhập nhi nữ thân
Đàn kiệt tâm lực chung vì tử
Khả lân thiên hạ phụ mẫu tâm".
Bài thơ này được Thái hậu viết vào năm 1876, mừng đại thọ 70 tuổi của mẹ ruột. Tuy nhiên, đúng dịp này nhà Thanh lại phải tiếp sứ thần nước ngoài nên Từ Hi với cương vị người đứng đầu không thể vắng mặt được. Cũng do vậy mà bà đã bỏ lỡ tiệc mừng thọ của người sinh thành ra mình. Để thể hiện tấm lòng, Thái hậu ngoài lễ vật phong phú còn viết thêm bài thơ trên, đóng khung cẩn thận sai người đem đến tặng mẹ.
Theo đánh giá của nhiều người có chuyên môn thì đây không phải là bài thơ hay nếu không muốn nói thẳng ra là... dở tệ. Tuy nhiên, câu thơ cuối trong bài lại có ý nghĩa vô cùng to lớn, tạm dịch là "Thương thay cho tâm lòng của cha mẹ trong thiên hạ". Sự đồng cảm của Từ Hi đã chạm đến trái tim nhiều người và được lưu truyền đến tận ngày nay. Có thể thấy, dù là người nổi tiếng chuyên quyền, độc ác nhưng Thái hậu với mẹ vẫn là người con hiếu thuận.