3 lời sấm truyền nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm: 1 điều trùng khớp với câu nói của Phan Bội Châu
Trong vô số lời sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì có 3 điều là quan trọng và nổi tiếng nhất, đến nay vẫn được hậu thế ngợi ca.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ngoài tài thơ văn và nhân cách xuất chúng của một nhà giáo thì ông còn cực kì nổi tiếng vì tài tiên đoán tương lai, ứng nghiệm cả trăm năm. Trong những lời sấm truyền của Trạng Trình thì có 3 điều là nổi tiếng và quan trọng nhất:
Tên gọi Việt Nam
Dù quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện vào năm 1804, thời vua Gia Long nhưng trong sử sách đều thừa nhận người dự đoán về cái tên Việt Nam đầu tiên chính là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các nhà sử học liệt kê được rằng ông đã có 4 lần sử dụng danh xưng Việt Nam khi nhắc về đất nước.
Trong phần đầu của tập "Sấm ký" có tựa đề "Trình tiên sinh quốc ngữ", Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mở đầu bằng câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền…". Hay trong bài thơ chữ Hán "Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh" (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam), ông đã thể hiện rõ tên hiệu của nước ta trên điêu đề bài thơ. Trong hai bài thơ chữ Hán được chép trong "Bạch Vân am thi tập", ông cũng nhắc đến hai chữ Việt Nam, cụ thể: Trong bài thơ gửi Trạng nguyên, Thư Quốc công Nguyễn Thiến, hai câu cuối Trạng Trình viết: "Tiền trình vĩ đại quân tu ký/ Thùy thị phương danh trọng Việt Nam" (Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ/ Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam?). Còn trong bài thơ gửi Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải, ông cũng kết bằng 2 câu thơ: "Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam" (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời, Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam).
Nam Đàn sinh Thánh
Từ trước khi Bác Hồ được sinh ra, người dân Nghệ Tĩnh đã truyền tai nhau bài sấm nhắc đến sự xuất hiện của một bậc thánh nhân tại đất Nam Đàn. Nguyên văn như sau:
"Đụn Sơn phân giải
Bò Đái thất thanh
Thủy đáo Lam Thành
Nam Đàn sinh thánh".
(Tạm dịch: Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân).
Theo nhà sử học người Hải Phòng tên Ngô Đăng Lợi thì bài sấm này càng được nhắc đến nhiều hơn vào thời điểm thực dân Pháp dồn lực đàn áp phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Hiện tượng khe nước Bồ Đái ngừng chảy cùng lúc xảy ra khiến cho lời sấm càng trở nên đáng tin hơn. Cụ Phan Bội Châu trong cuộc gặp gỡ với học giả Đào Duy Anh, nhà nho Trần Lê Hữu đã bình luận thẳng về lời sấm này rằng: "Nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác". Quả thực
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết hai câu thơ như sau:
"Đầu thu gà gáy xôn xao
Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long".
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu thì "đầu Thu" là tháng 7 Âm lịch, "gà" nghĩa là năm Ất Dậu, "gáy xôn xao" ám chỉ thời điểm diễn ra một kiện lịch sử vang dội. "Trăng xưa" tiếng Hán nghĩa là "cổ nguyệt", ghép lại thành chữ "hồ", trùng với họ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "sáng tỏ soi vào Thăng Long" được cho là nhắc đến sự kiện Bác đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình của thủ đô Thăng Long – Hà Nội.