Nếu không sử dụng đồ lót thì phụ nữ ngày xưa che chắn 'vùng nhạy cảm' bằng trang phục như thế nào?
Thời phong kiến ở Trung Quốc, phụ nữ luôn phải tuân theo các quy tắc khắt khe, bị ràng buộc bởi "tam tòng tứ đức", "công dung ngôn hạnh". Họ không được phép ăn mặc quá phóng khoáng, nói năng quá tùy tiện mà nhất nhất phải kín đáo.
Thế nhưng, có một sự thật là phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến lại không dùng đồ lót. Nguyên nhân thực ra rất đơn giản, bởi vì khi đó người ta vẫn chưa phát minh ra những món đồ bảo hộ cho phụ nữ. Tuy nhiên, để những phần nhạy cảm không bị lộ ra, phụ nữ giai đoạn này sử dụng áo choàng và váy. Rõ ràng hai kiểu trang phục này sẽ ít nhiều bất tiện cho người sử dụng nhưng nó lại có liên quan mật thiết với tư tưởng xã hội thời phong kiến.
Theo như quan điểm về đạo đức được các nho sĩ xưa thì mối quan hệ giữa người phụ nữ và chiếc quần có liên quan đến an ninh lâu dài của đất nước chỉ bởi vì họ cho rằng hành động phụ nữ khi mặc quần thì hai chân sẽ bị tách ra. Chính bởi tư tưởng đạo đức cổ hủ này mà suốt một thời gian dài, phụ nữ Trung Quốc không mặc nội y hay quần. Thay vào đó, họ mặc nhiều lớp trang phục, bao gồm lớp trong, lớp ngoài. Có những người thậm chí còn mặc 6 lớp quần áo chia thành 3 lớp trong 3 lớp ngoài.
Phụ nữ Trung Quốc bắt đầu chuyển sang mặc quần từ thời nhà Hán. Nguyên nhân xuất phát từ quy định do tướng Hoắc Quang của nhà Hán đặt ra. Ông ta là ông ngoại của Hoàng hậu đương thời, vì cháu gái khó sinh con nên muốn ép các cung nữ phi tần trong cung mặc quần có đũng để họ không thể quyến rũ được hoàng đế. Tuy nhiên, hoàng đế cảm thấy điều này không thích hợp nên để đẹp lòng đôi bên, thái giám đã nghĩ ra thiết kế chiếc quần có 2 ống quần rộng nhưng không có đáy, buộc lại bằng dây lưng. Sự thay đổi này đã giúp cho phụ nữ có thể giữ ấm chân trong mùa đông và thuận tiện hơn trong lúc sử dụng nhà vệ sinh. Từ chiếc quần không đáy đó, theo thời gian người ra đã phát triển nó thành quần dài như chúng ta mặc ngày nay.