Đời sống

Đại dịch ma cà rồng: Một chương kỳ lạ trong lịch sử loài người

Đại dịch ma cà rồng: Một chương kỳ lạ trong lịch sử loài người

Một đại dịch tưởng như chỉ có trong phim ảnh nhưng lại xuất hiện ngoài đời thực, tưởng tượng xem con người đã kinh sợ đến mức nào vào giai đoạn đó. 

Câu chuyện bắt đầu vào đầu thế kỷ 18, thời điểm mà khoa học hiện đại đang chống lại sự mê tín, tuy nhiên văn hóa dân gian vẫn thu hút được đông đảo người dân. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận về triệu chứng ma cà rồng này là vào năm 1725, khi Petar Blagojevich ở  Serbia được cho là đã chết bỗng trở về và có hiện tượng thèm khát máu của người sống. Người dân địa phương rơi vào cơn sợ hãi tột cùng, điên cuồng khai quật thi thể của anh ta và phát hiện nó 'không phân hủy'. Sau đó, theo như những bí quyết cổ xưa, họ đã quyết định đóng cọc xuyên qua tim anh ta. Tuy nhiên điều này không thể ngăn sự lây lan của đại dịch ma cà rồng.

Ảnh minh họa

Năm 1732, khi sự hoảng loạn về đại dịch ma cà rồng đã lan sang các khu vực xung quanh, bao gồm cả Chế độ quân chủ Habsburg. Arnold Paole, một người Serbia khác, được cho là đã chết rồi sống lại và gây ra nhiều cái chết khác. Thi thể của người này khi được khai quật cũng được cho là không có dấu hiệu phân hủy. Các nhà chức trách tỏ ra vô cùng bối rối và lo lắng, họ đã cử các bác sĩ giỏi của quân đội đến điều tra.

Ảnh minh họa 

Dịch bệnh ma cà rồng không được ngăn chặn ở  Đông Âu. Các báo cáo về việc nhìn thấy và khai quật ma cà rồng lan sang Đức, Pháp và Anh, gây ra cơn sốt ma cà rồng xuyên lục địa. Ngay cả những tờ báo uy tín thời đó cũng đăng những câu chuyện về các cuộc xét xử ma cà rồng và các phương pháp bảo vệ ma cà rồng.

Đến cuối những năm 1730, cơn cuồng loạn trong quần chúng bắt đầu suy yếu. Các nhà tư tưởng và nhà khoa học bắt đầu khai sáng cho mọi người, chẳng hạn như tu sĩ dòng Benedictine Dom Augustin Calmet đã bắt đầu đưa ra những lời giải thích hợp lý. Chính quyền Habsburg đã ban hành các sắc lệnh quy định việc khai quật và xúc phạm thi thể, xoa dịu nỗi sợ hãi của công chúng và dần dần chấm dứt đại dịch ma cà rồng.

Ảnh minh họa

Nhìn lại, Đại dịch Ma cà rồng là minh chứng cho sức mạnh của sự mê tín nảy sinh từ nỗi sợ hãi. Đó là một lời nhắc nhở vừa hấp dẫn, vừa rùng rợn về ranh giới giữa hiện thực và truyền thuyết. Chúng có thể hòa lẫn vào nhau bởi nỗi sợ hãi và đôi khi là bước đi lùi so với sự phát triển của nhân loại.