Giải trí

Tây Du Ký: Điểm yếu 'chí mạng' của Đường Tăng nhiều lần khiến Tôn Ngộ Không lao đao

Dù là người đứng đầu đoàn thỉnh kinh song Đường Tăng lại không ít lần gây ra rắc rối cho các đồ đệ của mình. 

Trong Tây Du Ký, 4 thầy trò Đường Tăng - Tôn Ngộ Không - Trư Bát Giới - Sa Ngộ Tĩnh được xây dựng vô cùng thành công với những nét tính cách đặc trưng riêng biệt. Trong khi Tôn Ngộ Không là kiểu thông minh nhưng nóng nảy, ngang tàng, Trư Bát Giới tham ăn, lười nhác thì Sa Tăng lại cực kì điềm tĩnh, ít nói, cần mẫn làm đúng nhiệm vụ của mình. 

4 thầy trò Đường Tăng mỗi người có một nét tính cách đặc trưng riêng

Đường Tăng có vẻ như là một nhân vật "hoàn hảo" với hình tượng đức độ, lòng dạ từ bi, luôn yêu thương chúng sinh và kiên định với con đường thỉnh kinh của mình. Thế nhưng thực tế thì Đường Tăng lại có những ưu nhược điểm... trùng lặp để lại rất nhiều điều đáng suy ngẫm cho khán giả. 

Đường Tăng quá từ bi, thiện lương và tin người

Cụ thể, Đường Tăng quá từ bi, thiện lương và tin người nên khi đối mặt với những con yêu quái gian xảo, ranh ma tính cách này của nhà sư Đại Đường trở thành điểm yếu chí mạng. Ông không chỉ thiếu cảnh giác, tự đẩy mình vào tình huống nguy hiểm mà còn liên lụy đến đồ đệ của mình. Như trong lần đụng độ Bạch Cốt Tinh, Tôn Ngộ Không chỉ vì đánh yêu quái giả dạng thành người dân mà bị sư phụ đuổi đi, giải thích cỡ nào ông cũng không chịu nghe. Hay những lần Đường Tăng sập bẫy của yêu quái vì sự nhẹ dạ cả tin khiến đồ đệ phải chạy đôn chạy đáo giải cứu. 

Nhờ sự kiên định mà Đường Tăng đã đến được Tây Thiên, lấy được chân kinh và tu thành chính quả

Điểm yếu này cũng một phần xuất phát từ ưu điểm lớn nhất của Đường Tăng, đó là sự kiên định không gì lay chuyển. Quan điểm của Đường Tăng nhất quán một cách cứng nhắc nhưng lại là bù đắp cho 3 đồ đệ có quan điểm "dễ lung lay". Nhờ đức tin sắt đá và sự cứng nhắc của bản thân mà Đường Tăng trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc, cùng đồ đệ vượt qua mọi thử thách, gian nan.