Đời sống

Vua nhà Lê gắn với sự tích chuyển sinh từ ông lão ăn mày, là người Việt đầu tiên lấy vợ Tây là ai?

Không chỉ có xuất thân kì lạ, vị vua Lê này còn nắm giữ không ít kỉ lục mà khó có vị vua Việt nào có thể vượt qua. 

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, sự tích ra đời của vua Lê Thần Tông được xếp vào hàng những câu chuyện thú vị nhất. Theo đó, trước khi ông ra đời, cha ông là Lê Kính Tông vì sốt ruột chuyện chưa có con trai nối dõi nên đã đi cầu khấn khắp nơi. Cuối cùng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh - con gái chúa Trịnh Tùng - cũng có mang nhưng lại mãi không thấy đẻ. Vua khi đó nằm mộng có người báo: "Hoàng tử còn ở chợ Báo Thiên, hậu cung sinh mau sao được!".

Vua Lê Kính Tông mơ về hậu thân của con trai Lê Duy Kỳ - sau là vua Lê Thần Tông

Chợ Báo Thiên khi đó nằm ở Tây Nam hồ Gươm, gần chùa Báo Thiên, khu vực phố Nhà Chung, gần Nhà thờ Lớn Hà Nội ngày nay. Vua sau khi tỉnh mộng đã sau người đi dò la chợ Báo Thiên xem có ai giống với giấc mơ của mình hay không. Thế nhưng vì trời mới hửng sáng nên vắng tanh, chỉ có duy nhất một lão ăn mày tóc bạc phơ, tuổi chừng 81, 82, đương nằm ở dưới phản bán thịt mà rên hừ hừ, tựa hồ sắp chết. Đến khi nội giám trở về báo cáo rồi được vua sai chạy lại hỏi thăm thì lão ăn mày cũng đã mất. Cùng lúc đó, hoàng hậu cũng hạ sinh hoàng tử Duy Kỳ (1607).

Tượng vua Lê Thần Tông ở chùa Mật Sơn, Thanh Hóa

Vua Lê Kính Tông sau này vì hợp tác với Trịnh Xuân lật đổ chúa Trịnh Tùng thất bại nên đành treo cổ tự tử. Trước sự thuyết phục của con gái là hoàng hậu Ngọc Trinh, chúa Trịnh Tùng đã đưa trưởng hoàng tử Lê Duy Kỳ khi đó mới 12 tuổi lên ngôi, trở thành vua Lê Thần Tông. 

Vua Lê Thần Tông được mệnh danh là vị vua nắm giữ nhiều kỷ lục nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông là người 2 lần lên ngôi vua: Lần đầu là do chúa Trịnh Tùng chỉ định, lần thứ hai là khi quyết định nhường ngôi cho con trai 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông), trở thành Thái thượng hoàng nhưng 6 năm sau con trai mất vì bệnh nên vua đành lên ngôi lần hai và giữ ngôi đến lúc qua đời. Vua có 4 người con trai là Chân Tông, Huyền Tông, Gia Tông, Hy Tông. Cả 4 người sau này đều trở thành vua.

Tượng Hoàng Phi người Hà Lan, bà Orona.

Trong chuyện hậu cung, vua cũng được nhận xét là người có gu đặc biệt khi khá "sính ngoại". Vua là người Việt Nam đầu tiên lấy vợ Tây, được biết vị phi tử này là người Hà Lan, tên là Orona, con gái của toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan, Trung Quốc khi đó. Ngoài ra, vua còn có một người vợ là người Ai Lao (Lào).