Đời sống

Nội dung dòng chữ cổ khắc trên tảng đá dùng để xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng là gì?

Tảng đá quý giá đã tiết lộ nhiều thông tin quan trọng trong quá trình xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. 

Tờ Chinatimes đưa tin rằng vào năm 2010, người dân làng ở Diêm Lương, Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã tìm thấy một tảng đá khổng lồ có khắc chữ bên trên trong quá trình đào cát ven sông Thạch Xuyên. Kích thước dài x rộng x dày của tảng đá này lần lượt là 2,11 mét, 0,69 mét và 0,6m. Sau khi người dân thông báo với Viện nghiên cứu khảo cổ tỉnh Thiểm Tâ, các chuyên gia khảo cổ học đã được điều động tới hiện trường và đưa ra kết luận ban đầu là triện thư văn tự được khắc trên đá có thể là di vật từ thời nhà Tần hoặc nhà Hán.

Chân dung Tần Thủy Hoàng

Sau khi tảng đá được trục vớt đem về phòng nghiên cứu, các chuyên gia đã có cái nhìn kĩ càng hơn về di vật này. Theo đó, tảng đá có chất liệu đá vôi xanh, khác biệt hoàn toàn so với cát, sỏi ở khu vực sông Thạch Xuyên. Các nhà nghiên cứu nhận định nó có thể từng được dùng để xây dựng cung điện dưới lòng đất cho Tần Thủy Hoàng bởi sử kí về vị Hoàng đế này có tên "Tần Thủy Hoàng bổn kỉ" có ghi lại sự kiện ông sai người khai thác đá ở khu vực Bắc Sơn sau đó tập trung tại Cam Tuyền Khẩu (nay là Kim Giao Độ ở thượng nguồn sông Vị) để chuyển tới Li San, Thiểm Tây bằng đường tàu thuyền. 

Lặng mộ của Tần Thủy Hoàng được xây dựng vô cùng tỉ mỉ

Những dòng chữ được khắc trên tảng đá có nội dung như sau: "Nạp hữu trung bộ công hoan. Thạch đường câu thi mộc", trong đó "hữu trung bộ" ám chỉ vị trí của các tác phẩm chạm khắc bằng đá trong cung điện dưới lòng đất, còn "công hoan" nhiều khả năng chính là tên của người nghệ nhân. Điều này khá ăn khớp với thói quen khắc tên lên đá để kiểm tra chất lượng sau này của các thợ thủ công thời Tần. Phần chữ còn lại cũng nêu rõ kích thước của tảng đá. Từ đó thấy được sự quản lý chặt chẽ và tỉ mỉ trong suốt quá trình xây dựng Tần Lăng cho Thủy Hoàng Đế. 

Tảng đá được trưng bày ngày nay

Hiện tảng đá này đã trở thành món cổ vật quý giá được trưng bày trong tủ kính nằm ở một góc sân của Bảo tàng Khảo cổ Thiểm Tây.