Đời sống

Giày của phi tần thời phong kiến Trung Quốc cao đến ngỡ ngàng, để đi được hề dễ dàng

Những đôi giày đặc biệt thời phong kiến Trung Quốc được ví như những chiếc 'cà kheo' mini, không tập luyện khó có thể đi được một cách uyển chuyển. 

Vào thời phong kiến ở Trung Quốc, phụ nữ, đặc biệt là các phi tần, tiểu thư con nhà quan lại đều rất chuộng đi một loại giày "đáy chậu hoa". Những loại giày này tuy đẹp nhưng cực kì khó di chuyển và dễ làm người đi trượt ngã. 

Giày "đế chậu hoa" rất được ưa chuộng thời xưa 

Vào thời nhà Thanh, phụ nữ Mãn Châu thường đi giày cờ (loại giày hơi hẹp và mỏng, vì thẩm mỹ Mãn Châu cuối thời nhà Thanh ưa chuộng bàn chân nhỏ) có phần đế cao được làm từ gỗ hoặc tạc từ ngọc. Chính vì chất liệu nặng nhưng dễ vỡ nên người đi luôn phải cực kì cẩn trọng để không bị ngã hay làm hỏng giày. Đế gỗ được bọc vải trắng hoặc sơn trắng, phần tiếp xúc với mặt đất sẽ dùng vỏ chần hoặc vải dày để tăng độ ma sát, chống trơn trượt. Đến cuối thời nhà Thanh, phụ nữ kị đi giày không trang trí nên hầu hết giày của ai cũng được thêu thùa, treo tua rua lộng lẫy, thậm chí khảm cả vàng bạc đá quý... Có người còn khoét đế rỗng cho chuông vào trong giày để mỗi khi di chuyển sẽ tạo ra âm thanh vui tai...

Đôi giày đế “chậu hoa” từ thời Quảng Tự

có hai loại giày cờ cuối thời nhà Thanh, đó là giày đế lọ hoa và giày đế dày. Loại nổi tiếng và được yêu thích nhất chính là giày đế cao hay còn gọi là giày “đế chậu hoa”. Chiếc giày này thường cao ít nhất 7 cm, cộng với phần bên trên nữa thì có thể cao tới 20 cm.

Từ Hi Thái hậu cũng rất thích loại giày này

Để có thể đi lại uyển chuyển với giày "đế chậu hoa", ai cũng luyện tập mỗi ngày. Bởi, thời đó quan niệm phụ nữ đi giày càng uyển chuyển, nhẹ nhàng và khéo léo thì càng chứng tỏ sự sang trọng, thanh lịch và địa vị cao quí của họ. Từ Hi Thái hậu - người nắm thực quyền nhà Thanh trong suốt 47 năm cũng là "tín đồ" trung thành của loại giày này.