Bóc trần nguyên do thực sự khiến phụ nữ thời cổ đại yểu mệnh, thường sống không quá 40 tuổi
Tuổi thọ của phụ nữ thời cổ đại ngắn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đáng chú ý nhất là liên quan đến quan niệm cố hữu của con người thời đó.
Các nhà nghiên cứu vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra rằng phụ nữ thời cổ đại thường có tuổi thọ ngắn, đa số đều sống không quá tuổi 40. Rốt cuộc nguyên nhân nào khiến họ trở nên "yểu mệnh" như vậy?
Trước tiên, vào thời cổ đại người ra thường gả con gái đi rất sớm, nhiều khi mới chỉ 13-14 tuổi đã phải bước vào cuộc hôn nhân với một người đàn ông không quen không biết. Thậm chí, thời Hán ở Trung Quốc, Hán Vũ Đế ban hành quy định ai không lấy chồng "đúng hạn" thì gia đình buộc phải trả thuế độc thân nhằm kích thích sự tăng trưởng của dân số. Thế nhưng một sự thật đáng buồn là những cô gái vì lấy chồng quá sớm, còn non nớt chưa có trải nghiệm nên dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng trong quá trình sinh nở, gây ra tử vong.
Nguyên nhân thứ hai là vì y tế kém phát triển, mỹ phẩm thường có nhiều thành phần độc hại như chì (trong bột phấn trắng) và thủy ngân (kem dưỡng trắng da), khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Nguyên nhân thứ ba là vì chế độ dinh dưỡng kém. Trong khi phụ nữ phải làm rất nhiều công việc nặng nhọc thì các bữa ăn của họ lại thiếu thốn các dưỡng chất cần thiết, lâu ngày gây ra thể trạng gầy yếu, kết hợp với lao động chân tay gây ra suy nhược cơ thể. Chưa kể, phụ nữ phải chịu nhiều áp bức, bất công vì quan niệm trọng nam khinh nữ cố hữu, có những người không may mắn cưới phải người chồng vũ phu, mỗi ngày đều phải hứng chịu những trận đòn liên miên.
Ngày nay, nhờ những tiến bộ về khoa học, y tế và văn hóa mà tuổi thọ của phụ nữ nói riêng và con người nói chung tăng lên đáng kể. Được biết, nơi có tuổi thọ cao nhất hiện nay là Monaco với tuổi thọ bình quân là 87,1 tuổi (nữ giới 88,99 tuổi; nam giới 85,17 tuổi).