Đời sống

Lý giải nguyên do con người và vượn không có đuôi dựa trên phân tích DNA 25 triệu năm tuổi

Cùng là loài linh trưởng nhưng con người và vượn lại không có đuôi, nguyên do vì đâu? 

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tranh luận về lý do dẫn đến sự biến đổi kì lạ của người và vượn so với những loài linh trưởng khác. Một nhóm các nhà di truyền học, liên kết với NYU Langone Health ở thành phố New York, đã xuất bản một bài báo mới trên tạp chí Nature về nghiên cứu một đoạn DNA 25 triệu năm tuổi để tìm ra nguyên nhân củahiện tượng mất đuôi ở người và vượn người hiện đại.

Phân loại loài linh trưởng mất đuôi và không mất đuôi

Dựa vào các công nghệ mới nhất được sử dụng trong nghiên cứu di truyền, nhóm các nhà khoa học đã kiểm tra 140 gen liên quan đến sự phát triển của đuôi ở động vật có xương sống. Họ đang tìm kiếm các biến thể DNA giữa những người có đuôi và những người không có đuôi. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu tập trung vào những thay đổi trong gen có tên TBXT, gen có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đuôi ở tất cả các loài động vật có đuôi. Bên trong phiên bản gen hominoid, họ đã xác định được một yếu tố độc nhất được gọi là AluY, yếu tố này dường như đã được đưa vào chuỗi DNA của TBXT hàng triệu năm trước, trong kỷ nguyên Oligocene. 

Ảnh minh họa

Để kiểm tra giả thuyết rằng AluY và những thay đổi mà nó gây ra có thể cản trở sự phát triển của đuôi, các nhà nghiên cứu đã chèn các gen TBXT bắt chước các phiên bản bị nhiễm AluY vào bộ gen của chuột. Kết quả là tất cả những con chuột được thêm gen mới đều không phát triển được đuôi hoặc mọc đuôi ngắn hơn nhiều so với bình thường. Điều này cho thấy gen TBXT có yếu tố AluY có tác dụng ức chế sự phát triển của đuôi ở bất kỳ loài nào sở hữu yếu tố này trong gene.

Ngoài ra những con chuột trong thí nghiệm còn phát triển các khuyết tật ống thần kinh với xác suất 1/1.000. Khiếm khuyết ống thần kinh gây ra sự thiếu hụt trong sự phát triển của não, cột sống hoặc tủy sống ở bào thai. Từ đó, các nhà nghiên cứu di truyền từ NYU Langone Health nghi ngờ rằng yếu tố AluY trong bộ gen của con người có thể là nguồn cơn dẫn đến các khuyết tật ống thần kinh (mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm để đánh giá giả thuyết này).

Sự tiến hóa của loài người 

Đối với câu hỏi: "Liệu một ngày nào đó con người có thể mọc lại đuôi không?", các nhà nghiên cứu tham gia vào nghiên cứu di truyền mới khẳng định là “không”. Họ cho rằng những thay đổi bổ sung trong bộ gen của con người có khả năng ổn định kiểu không có đuôi, củng cố tác động của yếu tố di truyền AluY được thêm vào. Do những yếu tố ổn định này nên “sự thay đổi thành phần AluY trong các loài vượn nhân hình hiện đại khó có thể dẫn đến sự xuất hiện của đuôi”. Nói cách khác, chúng ta không thể đảo ngược quá trình tiến hóa của con người chỉ bằng cách thực hiện một vài thay đổi trong bộ gen ở chỗ này hoặc chỗ kia.

Trên thực tế, đuôi  có thể hữu ích khi những người vượn cổ đại sống và leo trèo trên cây nhưng ít cần thiết hơn khi chúng bắt đầu sống trên mặt đất. Đuôi thậm chí có thể là một trở ngại trong môi trường sống và thúc đẩy nhanh sự biến mất của chúng. Tuy nhiên, sự biến mất của đuôi cũng đánh đổi bằng những khiếm khuyết khác nên ngày nay con người vẫn phải chịu nhiều tác động về sức khỏe liên quan đến quá trình tiến hóa từ hàng triệu năm trước.