Thế giới

Người phụ nữ được Tần Thủy Hoàng kính nể ban đặc ân, đứng sau cạm bẫy trong lăng mộ vua Tần là ai?

 

Tần Thủy Hoàng (18 tháng 2 năm 259 TCN - 10 tháng 9 năm 210 TCN), là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, là nhân vật lịch sử lừng lẫy, luôn nằm trong top những người quyền lực nhất trên thế giới. Cuộc đời hào hùng của Tần vương ghi dấu bằng những trận đánh thắng vẻ vang, công trình Vạn Lý Trường Thành kì vĩ,... và cho đến khi ông băng hà, lăng mộ của vị Đế vương này cũng trở thành bí ẩn mà đến ngày nay các nhà khoa học chưa có giải đáp.

Chân dung Tần Thủy Hoàng

Được biết, bên trong lăng mộ Tần Thủy hoàng có tới khoảng 7000 chiến binh đất nung kích cỡ như người thật, trên tay cầm vũ khí sắc nhọn cùng nhiều xe ngựa và 40000 vũ khí thật bằng đồng. Sở sĩ cho đến nay, người ta không thể tìm được quan tài của Tần vương là vì nơi đây chứa rất nhiều cạm bẫy chết người, đặc biệt là dòng sông thủy ngân khổng lồ.

Cụ thể, theo phân tích từ các nhà khảo cổ, mẫu đất ở lăng Tần vương có hàm lượng thủy ngân ở đây cao gấp khoảng 100 lần so với tự nhiên. Tư Mã Thiên từng viết lại trong cuốn sử gia nổi tiếng rằng người Trung Quốc cổ đại chủ yếu khai thác thủy ngân từ những khoáng vật cinnabar (Hgs) hay gọi là Chu Sa. Thời vua Tần trị vì, người phụ nữ tên Ba Thanh chính là chủ sở hữu mỏ Chu Sa khổng lồ, được vua Tần kính trọng.

Ba Thanh là nữ doanh nhân nổi tiếng nhất thời Tần

Bà là một doanh nhân tiếng tăm thời đó, sinh sống tại đất Ba Thục (ngày nay là tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ba Thanh xuất giá từ năm 18 tuổi, 4 năm sau thì chồng qua đời. Bà khi đó trở thành người thừa kế và gánh vác toàn bộ sản nghiệp to lớn của gia tộc nhà chồng, quyết không bao giờ tái hôn và dồn tâm sức vào việc bảo vệ, gánh vác sự nghiệp kinh doanh của gia đình.

Thời đó, phụ nữ không được xem trọng, Ba Thanh phải đối mặt với nhiều rèm pha khi thân "liễu yếu đào tơ" mà tiếp quản cả một cơ nghiệp lớn. Ấy vậy mà bà laiụ có thể điều hành, mở rộng sản nghiệp Chu Sa của gia tộc và vươn lên trở thành người giàu có nhất dưới triều đại của Tần Thủy Hoàng.

Đáng chú ý, những vị vua của nước Tần đã cho phép các gia đình giàu có ở đất Ba Thục xa xôi có lực lượng bảo vệ tại tư gia để tránh sự tấn công của kẻ trộm. Vì vậy, Ba Thanh có tới hàng ngàn người hầu cùng hàng chục ngàn quân bảo vệ riêng. Có tin đồn, số quân đội do bà xây dựng đông đúc đến nỗi Tần Thủy Hoàng phải kiêng nể, lựa chọn cách làm thân với bà để dễ bề cai quản. 

Ba Thanh là nữ dân duy nhất thường xuyên được ra vào hoàng cung của Tần vương. Năm bà được diện kiến Tần Thủy Hoàng thì cũng đã ở tuổi ngoài 60. Sau khi bà qua đời, vua Tần còn dựng bia tưởng niệm Ba Thanh, đây có thể coi như là một ân sủng và ự vinh quang hiếm có đối với nữ nhân thời vua Tần trị vì.

 

Tây Du Ký 1986: Danh tính nữ yêu khiến Đường Tăng động lòng say đắm, kết cục cuối cùng bi thảm

(Techz.vn) Nữ yêu quái rốt cuộc nhan sắc xinh đẹp đến cỡ nào mà có thể khiến Đường Tăng si mê say đắm nhìn đến không chớp mắt?