Đời sống

Gỗ quý hiếm của Việt Nam có tên trong Sách Đỏ giá 250 triệu/m2, được đồn chữa được bệnh ung thư

Gỗ quý hiếm của Việt Nam có tên trong Sách Đỏ giá 250 triệu/m2, được đồn chữa được bệnh ung thư

Vì tin đồn chữa được bệnh ung thư mà loại gỗ quý hiếm này suýt bị đẩy đến mức tuyệt chủng.  

Ở Việt Nam có một loại cây gỗ vô cùng quý hiếm, có mặt trong Sách Đỏ và ngoài nước ta chỉ có 2 nước trên thế giới có là Trung Quốc và Lào. Đó là gỗ thủy tùng hay còn gọi là cây thông nước, có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, là loại thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus.

Cây thủy tùng

Gỗ thủy tùng phân bổ rải rác ở các khu vụ như Quảng Đông (Trung Quốc), tỉnh Khăm Muộn (Lào) và tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam). Tại nước ta, hiện nay chỉ còn hai 2 quần thể thủy tùng tự nhiên ở huyện Ea H’Leo (142 cây), Krông Năng (19 cây) và 1 cây ở thị xã Buôn Hồ. Lịch sử hình thành của cây gỗ thủy tùng bắt đầu từ 10 triệu năm trước nên giới chuyên môn gọi nó là hóa thạch sống của ngành hạt trần.

Gỗ thủy tùng

Cây thủy tùng cao trung bình hơn 30 mét với đường kính thân dao động trong khoảng từ 0,6 - 1 mét. Đặc điểm nổi bật của gỗ thủy tùng là phần vỏ dày, xốp, thớ gỗ mịn, không bị nứt, cong vênh hay mối mọt, có mùi thơm dịu. Do đó nó phù hợp để làm nhà, đồ nội thất cao cấp, đồ phong thủy... Đáng nói, trong được y học cổ truyền của Trung Quốc, gỗ thủy tùng còn được cho là vị thuốc giúp điều trị nhiều bệnh như tăng huyết áp, viêm da, viêm khớp dạng thấp, bỏng nước.

Phôi thủy tùng

Vì sự quý hiếm và công năng đặc biệt mà giá 1m2 gỗ thủy tùng có đường kính 80cm lên đến 250 triệu đồng. Tại Việt Nam, loại gỗ này từng bị săn lùng ráo riết vì được cho là có thể trị được cả bệnh ung thư. Trước tình hình này, các nhà khoa học đã nhân giống ống nghiệm câythủy tùng đề phòng nó có thể bị tuyệt chủng. UBND tỉnh Đắk vào đầu năm 2011 cũng đã phê duyệt dự án bảo tồn loài cây quý, đến tháng 8/2012 thì thành lập ban quản lý Khu bảo tồn sinh cảnh thủy tùng.