Tên gọi riêng biệt của 3 nén hương người Việt thường thắp, nhiều người lớn tuổi cũng chưa chắc để ý
Thắp hương 3 nén là thói quen cố hữu của người Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của hành động này.
Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng của nhiều dân tộc châu Á nói chung và của Việt Nam nói riêng. Nó thể hiện niềm tin vào sự kết nối của con người đối với tổ tiên đã qua đời và thắp hương chính là phương thức để hai bên có thể giao tiếp được với nhau. Có một điều mà khá nhiều người thắc mắc, đó là tại sao chúng ta thường thắp 3 ném hương mà không phải 4,5 hay 6.
Trước tiên, con số 3 là con số lẻ được người xưa yêu thích bên cạnh số 7 và số 9. Trong quan niệm cố hữu thì sau số 3 là mọi thứ và nó có vai trò như một cánh cổng kết nối lý thuyết siêu hình về nguồn gốc của vạn vật (tổ tiên) với thế giới loài người thịnh vượng. 3 cây nhang trong Phật giáo sẽ tượng trưng cho Tam Bảo Phật - Pháp - Tăng; "Tam độc" Tham – Sân – Si. Chúng thậm chí còn có tên gọi riêng: Nén đầu gọi là "hương giới", thể hiện mong nuốn buông bỏ lòng tham, tật xấu; Nén hương thứ hai là "hương định hương", mang ý nghĩa trấn tĩnh lòng người, thúc đẩy hướng đi mới cho cuộc đời; Nén hương thứ ba là "hương trí tuệ", có tác dụng giúp con người thoát khỏi muộn phiền, trai dồi tri thức.
Nhiều người không để ý thường khấn xong sẽ đem cả ba nén cắm vào lư hương nhưng theo đạo Phật thì điều này là không nên. Cách cắm hương chuẩn là dùng tay trái cắm 1 nén ở giữa, sau đó cắm nén bên phải rồi tới bên trái sao cho khoảng cách giữa các nén hương vừa phải (tầm 1 đốt tay), không quá xa cũng không quá gần. Đặc biệt, khi khấn thì tay trái sẽ luôn ở trên tay phải.
Trong dân gian, ý nghĩa 3 nén nhang sẽ khác hơn chút, đó là nó tượng trưng cho trời, đất và người, ứng với quan niệm "đúng thời điểm, đúng nơi, đúng người". Nén nhang đầu tiên thể hiện mong ước mưa thuận gió hòa, đất nước giàu mạnh. Nén nhang thứ hai cầu cho mùa màng bội thu. Nén nhang thứ ba bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và cầu bình an cho gia đình.