Đời sống

Phát hiện trứng trong lăng mộ cổ tuyệt đối không được đụng vào, 'lạnh gáy' khi biết nguyên nhân

Nếu thấy có trứng trong lăng mộ cổ đừng dại gì đụng chạm mà nhất định phải tránh xa chúng ra nếu không muốn ảnh hưởng đến tính mạng. 

Trứng của các loài gia cầm, chim chóc thường là nguồn thực phẩm bổ dưỡng và yêu thích của rất nhiều người. Thế nhưng những quả trứng có vẻ vô hại này trong một số trường hợp có thể trở thành "sát thủ thầm lặng" khiến con người trở tay không kịp. 

Cụ thể, trong ngành khảo cổ học vẫn lan truyền một câu nói vô cùng phổ biến: "Không sợ thây ma hay ma quỷ thì sợ trứng thối trong lăng mộ". Theo đó, các nhà khảo cổ học rất sợ gặp phải trứng thối trong quá trình khai quật các lăng mộ cổ bởi sự hiện diện của nó đem đến một điều vô cùng đáng sợ, thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng của con người. 

trungga2
trungga3
Các nhà khảo cổ vô cùng sợ trứng trong các lăng mộ cổ

Thường thì các lăng mộ thời xa xưa luôn được bảo quản trong tình trạng kín mít, không khí bên ngoài không thể xâm nhập vào trong. Chính vì vậy mà nơi này sẽ có môi trường sinh thái khác biệt hoàn toàn so với thế giới bên ngoài, giúp cho thi thể của chủ nhân ngôi mộ cũng như các đồ vật bên trong được giữ gìn gần như nguyên vẹn sau hàng ngàn năm. Tuy nhiên, khi có người khai quật những ngôi mộ này thì đồng nghĩa với việc thay đổi môi trường bên trong khiến mọi thứ bị thay đổi, hư hại do sự lưu thông của không khí. Các nhà khảo cổ từng chứng kiến một hũ lát củ sen hàng nghìn năm không phân hủy trong đường hầm của lăng mộ Mã Vương Đôi bay hơi nhanh chóng khi tiếp xúc với không khí hay các bức tượng binh sĩ đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đổi từ màu sơn dầu tươi đẹp sang màu xám đất âm u vì oxy hóa. 

Lăng mộ thời xưa được bảo quản kín mít, môi trường bên trong tách biệt với thế giới bên ngoài

Thế nhưng, trứng lại là loại thực phẩm khác biệt khi nó không duy trì được sự ổn định khi bảo quản trong lăng mộ kín mít. Nó có lớp vỏ nhiều lỗ nhỏ, bên trong là lớp màng mỏng khép kín khiến cho protein rất dễ hư hỏng rồi sinh sản vi khuẩn. Nói một cách đơn giản thì môi trường ổn định của các lăng mộ không thể ngăn được trứng thối. Những quả trứng lên men trong hàng ngàn năm, trở thành một "quả bom vi khuẩn" cực kì nguy hiểm. Bởi, phần protein bên trong từ lâu đã biến đổi, lớp vỏ cực kì dễ vỡ, chỉ cần chạm nhẹ cũng đủ "giải phóng" lũ vi khuẩn bên trong. Những ngôi mộ cổ duy nhất mà các nhà khảo cổ tìm được trứng là của thời nhà Tấn, vì tục lệ chôn cất thời đó có những quả trứng vỏ màu đỏ trong danh sách những món đồ chôn theo. 

Muốn lấy những quả trứng này ra khỏi ngôi mộ cổ thì phải dùng những biện pháp đặc biệt của chuyên gia khảo cổ như dùng một dung dịch đặc biệt để đảm bảo "khóa tạm thời" các vi khuẩn bên trong, sau đó mới đưa về phòng nghiên cứu. Thường để chụp ảnh chúng các nhà khảo cổ sẽ dùng tia X rồi xử lý khéo léo sao cho đảm bảo được tối đa giá trị nghiên cứu.