Dấu vết về loài sinh vật cao 3 mét từng sinh sống ở Trung Quốc khiến giới sinh vật học phấn khích
Tính đến thời điểm hiện tại thì đây được xem là loài linh trưởng to nhất mọi thời đại, vô số bí ẩn về nó vẫn đang thách thức trí tuệ của con người hiện đại.
Mới đây, người ta đã phát hiện ra trầm tích bên trong các hang động nằm ở miền Nam Trung Quốc. Qua quá trình phân tích và nghiên cứu, chuyên gia tìm ra được dấu vết về một loài linh trưởng thuộc họ Người to lớn nhất mọi thời đại. Cụ thể, đó là loài sinh vật Gigantopithecus blacki sinh sống ở Trung Quốc từ 2,3 triệu năm trước.
Khác biệt rõ ràng nhất giữa loài Gigantopithecus blacki với các vượn nhân hình cùng chi Homo là kích cỡ của nó. Loài này có thể cao đến 5m, nặng nửa tấn, ngang với một con gấu lớn. Tư 85 trước, người ta chỉ biết rằng Gigantopithecus blacki sở hữu 4 hàm dưới và gần 2.000 chiếc răng biệt lập.
Các trầm tích đã gợi mở nhiều thông tin về những sinh vật họ Người khổng lồ gây tò mò, ví dụ như chúng tồn tại từ khoảng 215.000 - 295.000 năm về trước. Sự biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường sống đã làm cho loài này rơi vào tình thế phải cạnh tranh để sinh tồn. Và vì nhiều lý do mà chúng không còn thích nghi được với sự thay đổi của cuộc sống, dĩ nhiên sau đó cũng dần biến mất.
Họ Người vào hàng trăm ngàn năm trước đây tưng vô cùng phong phú về giống loài. Điển hình là chi Homo của con người từng có khoảng 8-9 loài vào thời điểm Homo sapines ra đời. Thế nhưng ngày nay thì họ Người đã suy giảm nhiều, chỉ còn tồn tại 8 loài thuộc 4 chi, trong đó có 3 loài đười ươi thuộc chi Pongo, 2 loài khỉ đột khổng lồ thuộc học Gorlla, 2 loài tinh tinh thuộc chi Pan và 1 loài Homo sapines thuộc chi Homo (chính là con người ngày nay). Loài người với trí thông minh vượt trội và khả năng thích nghi tốt nên đã trở thành loài duy nhất còn sống chiếm lĩnh chi Homo.