Khám phá mới

Colombus được 'giải oan' khi có bằng chứng về việc ông không phải người mang bệnh giang mai tới Mỹ

Người đàn ông phát hiện châu Mỹ suốt hàng ngàn năm qua bị buộc tội là người mang bệnh giang mai đến châu lục này. Tuy nhiên, các nhà khoa học mới đây đã tìm ra bằng chứng giải oan cho Columbus.

Christopher Columbus - nhà hàng hải nổi tiếng người Ý, đô đốc của các vị Quân chủ Công giáo Tây Ban Nha, đồng thời cũng là người phát hiện ra châu Mỹ - từng bị buộc tội là người gieo giắc mầm mống những căn bệnh giống bệnh giang mai đến châu Mỹ. Cụ thể, vào cuối thế kỷ 15, châu Âu bùng phát dịch giang mai, trùng hợp với thời điểm Columbus phát hiện ra châu Mỹ ( 12/10/1492). 

Columbus bị buộc tội là người mang bệnh giang mai đến châu Mỹ

Tuy nhiên, theo như bằng chứng DNA thì bệnh treponematosis - một căn bệnh giống bệnh giang mai - trên thực tế đã tồn tại ở Brazil hơn 2.000 năm trước khi Columbus lên đường thám hiểm thế giới. Một nhóm nghiên cứu đã kiểm tra xương của 4 người qua đời ở vùng ven biển Santa Catarina, Brazil cách đây hàng nghìn năm và tìm thấy triệu chứng lở miệng, đau ống chân giống với dấu hiệu mắc bệnh tương tự giang mai. Sau đó họ đã công bố nghiên cứu này trên tạp chí Nature. 

Các nhà khảo cổ phát hiện mầm bệnh giống bệnh giang mai trên hài cốt của 4 cá thể ở Brazil

Các nhà nghiên cứu đã sàng lọc 37 trong số 99 mẫu dữ liệu chuỗi và phát hiện có từ 7 đến 133 trường hợp dương tính với các bệnh do khuẩn Treponema - loại khuẩn gây ra bệnh giang mai. Verena Schünemann, thuộc Đại học Zurich và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Mặc dù nguồn gốc của bệnh giang mai vẫn chưa rõ ràng nhưng ít nhất giờ đây chúng ta biết chắc rằng bệnh treponematoses không còn xa lạ đối với những cư dân Mỹ xa xưa, gây ra nhiều cái chết từ hàng thế kỷ trước khi lục địa này được người châu Âu khám phá ra". Cho đến nay, các nhà nghiên cứu và khảo cổ học vẫn đang tính toán lại thời điểm vi khuẩn xuất hiện và ước tính nó xuất hiện vào khoảng năm 780 trước Công nguyên đến năm 450 sau Công nguyên.

Buổi  khai quật tại khu khảo cổ Jabuticabeira II ở vùng ven biển Santa Caterina ở Brazil

Các nhà nghiên cứu cho biết họ hy vọng phát hiện của họ có thể dẫn đến nguồn gốc của bệnh giang mai và giải thích được lịch sử của tất cả các loại xoắn khuẩn. Brenda Baker, một nhà nhân chủng học tại Đại học bang Arizona, người không tham gia vào dự án, nói với Live Science: “Sự phục hồi của bộ gen vi khuẩn cổ xưa như vậy cho thấy rằng chúng ta có thể sớm lấp đầy những khoảng trống lớn trong hiểu biết của chúng ta về quá trình tiến hóa và phân bổ mầm bệnh này từ thời cổ đại, khi mà ngày càng có nhiều aDNA (DNA cổ đại) được phục hồi từ các địa điểm khác nhau trên khắp thế giới".