Giải trí

Vị thần tiên khiến Tôn Ngộ Không khép nép khi đối diện, Quan Âm Bồ Tát phải nhượng bộ 3 phần là ai?

Thông qua Tây Du Ký, chúng ta mới biết đến vô số vị thần tiên sở hữu pháp lực vô biên và địa vị cao. Một trong số đó chính là Trấn Nguyên Tử - người sở hữu cây nhân sâm từng bị Tôn Ngộ Không đánh đổ. 

trannguyentu2

Trong truyện có đoạn miêu tả cảnh thầy trò Đường Tăng tới Ngũ Trang quán như sau: "Núi này tên gọi núi Vạn Thọ, trong núi có một đạo quán gọi là quán Ngũ Trang, trong quán có một vị tiên, đạo hiệu là Trấn Nguyên Tử, còn có tên là Dữ Thế Đồng Quân. Hôm ấy, Trấn Nguyên Đại Tiên nhận được tờ thiếp của Nguyên Thủy Thiên Tôn mời đến cung Di La trên Thương Thanh Thiên nghe giảng về “Hỗn nguyên đạo quả”. Tiên ông bèn dẫn bốn mươi sáu đồ đệ lên thượng giới nghe giảng, để hai vị ở lại trông nhà. Một vị tên là Thanh Phong, một vị tên là Minh Nguyệt. Trước khi đi, Trấn Nguyên đại tiên dặn dò hai đồng tử hái quả nhân sâm tiếp đãi Đường Tam Tạng".

Sau khi Tôn Ngộ Không đánh đổ cây nhân sâm, vì sợ uy của Trấn Nguyên Tử mà phải chạy vạy khắp nơi cầu cứu. Khi gặp Bồ Tát ở núi Lạc Già, ngài trách móc hắn: "Cái con khỉ này, không biết phải trái, cây nhân sâm đó là cây thiêng từ thuở khai thiên lập địa; Trấn Nguyên Tử lại là tổ địa tiên, đến ta cũng phải nhượng ông ấy 3 phần". Trong lời trách móc này vô tình cho thấy địa vị không hề tầm thường của Trấn Nguyên Tử. 

Trấn Nguyên Tử có rất nhiều đồ đệ 

Theo nguyên tác Tây Du Ký, Trấn Nguyên Tử là vị thần thuộc Địa Tiên - nhóm thần tiên nằm ngoài Phật giáo và Đạo giáo, chưa từng chịu sự quản thúc của bất cứ giáo phái nào, sở hữu bản lĩnh phi thường, ai ai cũng phải khiếp sợ. Nói cách khác, Địa Tiên nằm ngoài vòng Tam giới, nắm quyền lực lớn, ngay cả Ngọc Hoàng Đại Đế và Quán Thế Âm Bồ Tát cũng phải nể vài phần. Trấn Nguyên Tử là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn, được xem là ông tổ của dòng địa tiên. Dù vậy, tính cách của ngài vô cùng khiêm nhường, điềm đạm, quả thực là bậc chân nhân đạo gia hiếm có.

 

Tây Du Ký 1986: Từ câu cửa miệng thấy rõ sự khác biệt trong tính cách của Đường Tăng và Tôn Ngộ Không

Không cần theo dõi cả quá trình, chỉ cần nghe câu cửa miệng cũng thấy được sự khác biệt trong tính cách của thầy trò Đường Tăng - Tôn Ngộ Không.