Vén màn nguyên nhân con cháu Tào Tháo đều yểu mệnh: Do sự di truyền trong tính cách?
Từ đời Tào Tháo đến con trai rồi cháu nội, dù kế thừa vương vị nhưng lại không thể sống thọ. Nguyên nhân được cho là vì tính đa nghi di truyền của Tào gia.
Tào Tháo (155-220) là là một nhân vật cực kì nổi tiếng trong thời Tam quốc. Ông được xem là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của Trung Quốc nhưng đồng thời cũng vang danh là kẻ cực kì đa nghi. Đến mức ngày nay khi nhắc đến những người đa nghi người ta đều ví với Tào Tháo.
Chính vì sự đa nghi của mình mà Tào Tháo luôn căng thẳng trong cuộc chiến tranh giành quyền lực, dẫn đến việc suy giảm tuổi thọ, sớm qua đời mà chưa thực hiện được lý tưởng đời mình. Con cháu của Tào Tháo là Tào Phi, Tào Duệ sau này cũng vì di truyền tính cách đa nghi của ông mà yểu mệnh, sớm qua đời.
Cụ thể, Tào Phi là con trai và cũng là người kế vị của Tào Tháo. Sự đa nghi của Tào Phi trầm trọng hơn chả cha và phát triển theo hướng cực kì tiêu cực. Sau khi thất bại trong quá trình thảo phạt Đông Ngô, ông cho rằng vợ của mình là Chân Thị âm mưu phản nghịch nên đã tự tay giết chết bà. Con trai Tào Duệ của ông vì là do Chân Thị sinh ra nên cũng bị Tào Phi cho vào "danh sách đen". Cuối cùng, vì sống cả đời trong đa nghi mà ông đã đổ bệnh rồi mất sớm
Kế thừa vị trí của Tào Phi, Tào Duệ lại không thể kế thừa ý chí và lý tưởng của đời cha và ông nội. Nguyên nhân là vì những ám ảnh khi chứng kiến mẹ ruột của mình bị chết dưới tay cha, sau đó còn bị cha ghét bỏ, không thèm đoái hoài. Cuối cùng, vì không thể vượt qua "bóng ma tâm lý" mà Tào Duệ cũng lên ngôi không lâu thì qua đời, kết thúc cuộc đời ngắn ngủi đầy đau thương.