Đời sống

Sự thật về lầu xanh thời xưa: Khách có lai lịch không hề tầm thường, chi phí dịch vụ mới bất ngờ

Sự thật về lầu xanh thời xưa: Khách có lai lịch không hề tầm thường, chi phí dịch vụ mới bất ngờ

Lầu xanh không phải điều xa lạ khi nó thường xuyên xuất hiện trên các bộ phim cổ trang ăn khách của Trung Quốc. Nhắc đến lầu xanh người ta thường nghĩ đến chốn ăn chơi dung tục, nơi các cô gái "buôn hoa bán phấn" để nuôi thân. Tuy nhiên, khái niệm thực sự của lầu xanh lại có phần trái ngược. 

Lầu xanh hay còn gọi là thanh lâu dùng để nhắc đến những tòa nhà có mái ngói xanh, là chốn dành cho những người giàu có, địa vị cao trong xã hội phong kiến thời xưa. Thường thì lầu xanh có kiến trúc khá tinh tế với phía trước cửa thường trồng cây dương, cây liễu, trước cửa sổ thường có nước chảy róc rách, vườn trồng đủ loại hoa với hồ nước trong xanh, tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng. Có thể nói lầu xanh là chốn nho nhã, là kỹ viện cao cấp không phải ai cũng có thể bước vào trong. 

Không gian lầu xanh được trang hoàng sang trọng, xa hoa

Khách ghé đến lầu xanh thường là các văn nhân, văn sĩ, đại phu, các thương gia giàu có, các hiệp khách giang hồ. Chính vì vậy, người phục vụ cũng như không gian phục vụ họ sẽ được bố trí, sắp xếp tỉ mỉ và sang trọng sao cho tương xứng với giá dịch vụ. Được biết, riêng tiền đưa cho người gác cửa đã rơi vào khoảng 1-2 lượng bạc hoặc hơn tùy vào độ hào phóng của khách. Khi đã ngồi vào bàn thì món ăn nhẹ và rượu là các món khách buộc phải gọi. Nếu có nhu cầu được các tiểu thư đàn hát, hầu rượu thì cần bỏ thêm tối thiểu 50 lượng bạc. Tiểu thư nào càng xinh đẹp thì càng "tốn" nhiều tiền của quan khách. 

Các cô gái trong lầu xanh không chỉ xinh đẹp còn giỏi cầm kì thi họa

Tất nhiên, giá tiền luôn đi kèm với dịch vụ. Khách đế lầu xanh không chỉ được tận hưởng không gian sang trọng mà còn thoải mái ngắm nhìn các cô nương xinh đẹp luôn tươi cười chào đón. Trong khuê phòng của những tiểu thư này sẽ được bố trí cầu kì, thường bày biện các dụng cụ liên quan đến cầm kỳ thi họa như bút, nghiên mực, đàn,... Chưa kể còn có những món đồ gốm cổ, những bức bình phong ở phía trước giường được dùng để trang trí phòng cực kì tinh tế.

 

Không cần xưng danh, Tôn Ngộ Không đi đến đâu yêu quái cũng nhận ra dù chưa từng đụng độ bao giờ

Đường thỉnh kinh dài đằng đẵng, đụng độ vô số yêu quái, có một sự thật đáng ngạc nhiên là Tôn Ngộ Không đi đến đâu cũng bị yêu quái nhận ra dù chưa hề xưng danh hay gặp trước đó.