Lời tiên tri 16 chữ mà thầy tướng số thốt lên đã khiến vua Càn Long lập tức thoái vị, thực sự ứng nghiệm sau 3 năm
Càn Long (1711 – 1799) tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, sau này trở thành hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh, trị vì quốc gia trong gần 60 năm. 3 năm kể từ khi nhường ngôi cho con trai Vĩnh Diễm thì Càn Long mới qua đời, hưởng thọ 89 tuổi và là vị hoàng đế thọ nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Vào thời kì của Càn Long, kinh tế lẫn quân sự của Đại Thanh đều cực thịnh, lãnh thổ quốc gia kéo dài đến Châu thổ sông Y Lê và Tân Cương, mở rộng đến tối đa, khoảng hơn 13.000.000 km² (so với 9.600.000 km² hiện nay).
Từ đó cũng đủ thấy Càn Long là một vị vua tài giỏi vô cùng. Thế nhưng ông cũng rất quan tâm đến tướng số và lời tiên tri. Được biết, trong một lần cải trang thành dân thường đi vi hành, hoàng đế đã ghé vào một hàng coi bói ở Tô Châu. Thầy tướng số xem cho Càn Long có khí chất tiên nhân, không hỏi bát tự (giờ, ngày, tháng, năm sinh) mà vừa gặp đã vuốt râu cười nói rằng: "Quý nhân đường xa tới đây, tôi đã biết ý đồ của quý nhân, càng biết được về thân phận của quý nhân, ngài không cần phải nhiều lời".
Ban đầu Càn Long nghĩ người này chỉ đang ra vẻ huyền bí nên hứa hẹn trọng thưởng nếu thầy coi bói đoán được thân phận của mình. Tuy nhiên, khi nhìn thấy 16 chữ mà thầy tướng số viết ra thì trong lòng không khỏi bối rối. Cụ thể, ông viết: "Cao cao tại thượng mệnh bất cửu hĩ, kích lưu dũng thối hoán đích tam tại" (Tạm dịch: Nếu còn ở ngôi cao thì số mạng không dài, nhưng biết rút lui đúng lúc thì sẽ đổi lại được thêm 3 năm tuổi thọ). Rời đi với tâm trạng rối bời, Càn Long sau đó cho rằng sự việc không nên bị lan truyền nên đã sai sát thủ quay lại giết người diệt khẩu. Tuy nhiên, thầy tướng đã biến mất từ lúc nào không hay, trên bàn để lại tờ giấy nhỏ: "Tôi chỉ xem quẻ cho một mình ngài".
Lúc bấy giờ, Càn Long mới cho rằng có thể thầy tướng số kia chính là "sứ giả" truyền đạt ý trời, tiên tri tương lai cho mình. Không cân nhắc lâu, vào tháng 10/1795, vua thông báo thoái vị vào mùa xuân năm sau (năm 1796) và truyền ngôi cho hoàng tử Vĩnh Diễm, sau là hoàng đế Gia Khánh. Dù trở thành Thái thượng hoàng nhưng Càn Long vẫn nắm thực quyền, quyết định mọi chuyện lớn nhỏ. Đúng như lời của thầy tướng số, Càn Long mất sau 3 năm thoái vị.
Vị tướng đầu tiên được truy thăng của Nam Bộ: Từ hảo hán giang hồ thành nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng
Chẳng ai như vị tướng này khi có xuất thân là một gã giang hồ thứ thiệt, nhưng sau này lại cầm quân ra trận, tên tuổi vang danh mãi về sau.