Đời sống

Khai quật lăng mộ Hàm Hương, sự thật về mùi hương trời ban cuối cùng cũng được làm sáng tỏ

Khai quật lăng mộ Hàm Hương, sự thật về mùi hương trời ban cuối cùng cũng được làm sáng tỏ

Hàm Hương là mỹ nhân đình đám trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Hình tượng của bà được xây dựng thành công trong các bộ phim đình đám như Hoàn Châu Cách Cách, Như Ý Truyện, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng công chúng. 

Trong lịch sử Trung Quốc không có ghi chép về người phụ nữ tên Hàm Hương. Dựa trên những thông tin được truyền lại, các chuyên gia sử học đối chiếu và tìm thấy điểm tương đồng với Dung phi - một trong những phi tần được vua Càn Long yêu thương nhất. Quả thực, cả Hàm Hương và Dung phi đều có xuất thân từ một chung tộc khác. Cụ thể, Dung phi là một người Duy Ngô Nhĩ, từng kết hôn với người đàn ông dẫn đầu cuộc phát động chống nhà Thanh ở Tân Cương. Vì không muốn Tân Cương tan rã nên anh trai Dung phi là Đồ Nhĩ đã hợp tác với quân Thanh để dẹp loạn. Lập đại công, Đồ Nhĩ được Càn Long cho phép dẫn người nhà đến hoàng cung yết kiến. Đây chính là khởi nguồn cho mối duyên giữa Dung phi và Càn Long. 

Càn Long nhất kiến chung tình với Dung phi - Ảnh minh họa

Sau khi công bố giả thuyết Hàm Hương và Dung phi là một người, cộng đồng học thuật đều nhất trí đồng thuận với giả thuyết này. Dù thân thế của bà coi như được sáng tỏ nhưng bí mật về mùi hương đặc biệt trên người có thể thu hút được ong bướm vẫn chỉ được coi là câu chuyện dân gian. Cho đến khi người ta tìm được lăng mộ của Hàm Hương thì sự thật mới dần được làm sáng tỏ. 

Ở Tân Cương có một lăng mộ của Hương phi, được nhiều người đến thờ cúng nhưng thực chất chỉ là lăng giả. Vì là phi tần được Càn Long yêu thương nên bà đã được an táng cùng vua trong Đông lăng triều Thanh. Lăng mộ của bà có phong cách hồi giáo, khi được phát hiện thì đã bị những kẻ trộm mộ cướp phá. Dựa trên các mảnh xương cũng như manh mối còn sót lại, chuyên gia kết luận chủ nhân ngôi mộ là một người da trắng. 

Lăng mộ Dung phi

Về mùi thơm trên cơ thể, chuyên gia cho rằng người Duy Ngô Nhĩ thời xưa vốn có thói quen dùng hương thơm. Sau nhiều năm, cơ thể Hàm Hương nhiễm mùi hương đó nên tự động tỏa ra hương thơm nhẹ như hoa cỏ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về điều này.

 

Danh tính người đổi tên Thăng Long thành Hà Nội, hé lộ tên gọi đầu tiên trong lịch sử dân gốc chưa chắc biết

Trước khi có tên gọi như hiện tại, Hà Nội đã có đến 10 lần đổi tên gọi chính quy. Có bao giờ bạn thắc mắc, ai là người đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội?