2 loại ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới nhưng thực ra đã biến mất vĩnh viễn
Hai loại ngôn ngữ này được biết đến rộng rãi trên thế giới nhưng ngày nay chúng đã biến mất vĩnh viễn theo dòng xoáy của lịch sử.
1. Tiếng Latinh
Không ngoa khi nói đây là ngôn ngữ có tác động lớn nhất đối với những ngôn ngữ phổ biến đã xuất hiện trên khắp châu Âu bởi nó chính là nguồn cảm hứng để con người tạo lên tất cả các ngôn ngữ Roma ( như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Italy, tiếng Bồ Đào Nha...). Ngoài ra, tiếng Latin cũng là ngôn ngữ gốc của nhiều loại kí tự và ngôn ngữ đang được phát triển trong thời hiện đại.
Khi đế chế La Mã sụp đổ, tiếng Latin đã trở thành một "ngôn ngữ chết". Chỉ có Thành phố Vatican vẫn sử dụng nó làm ngôn ngữ chính thức bởi nhiều loại kinh thánh ở đây viết bằng tiếng Latin. Ngoài ra thì không còn thấy bất cứ ai ở bất cứ đâu sử dụng tiếng Latin nữa.
Dù vậy, thứ tiếng này vẫn có một tầm ảnh hưởng nhất định đối với xã hội hiện đại ngày nay. Trong một số thuật ngữ y tế hay phân loại hệ động vật, thực vật, tiếng Latin vẫn được sử dụng. Một số từ Latin thông dụng cũng thường xuyên được đưa vào tiếng Anh giao tiếp hằng ngày.
2. Tiếng Phạn
Tiếng Phạn hay còn gọi là tiếng Sanskrit là một cổ ngữ Ấn Độ, dùng làm ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc Tông và Jaina giáo. Đây được xem là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới. Nó đã bị suy tàn vào khoảng năm 600 trước Công nguyên nhưng tầm ảnh hưởng của nó vẫn rất lớn, nhất là với các cộng đồng tôn giáo ở Nam và Đông Á.
Tuy nhiên, tiếng Phạn không phải là một ngôn ngữ chết. Trên thực tế loại ngôn ngữ này vẫn còn được dạy trong các trường học và tại gia ở khắp Ấn Độ nhưng chỉ được xếp là ngôn ngữ thứ hai. Một số người Bà-la-môn vẫn xem tiếng Phạn là tiếng mẹ đẻ và đã có một số dự án phục hưng tiếng Phạn như một tiếng địa phương thực dụng tại làng Mattur gần Shimoga, Karnataka. Người dân Ấn Độ luôn tự hào và ra sức bảo vệ thứ ngôn ngữ này bởi phần lớn kinh cổ của Phật giáo, Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo đều được viết bằng tiếng Phạn.