Sự phát triển của các công nghệ như ChatGPT đã đưa trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành tâm điểm chú ý trong suốt năm 2023. Do đó kì vọng của con người về việc ứng dụng AI vào chăm sóc sức khỏe cũng rất lớn.
Trong một khuyến nghị được đưa ra vào tháng 10 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: "Với gia tăng của dữ liệu chăm sóc sức khỏe và sự tiến bộ nhanh chóng trong các kỹ thuật phân tích dựa vào máy móc, logic hay thống kê thì các công cụ AI có thể biến đổi ngành y tế".
Bước sang năm 2024, các chuyên gia Canada bày tỏ sự kì vọng đối với việc ứng dụng AI trong chăm sóc sức khỏe. Roxana Sultan, Giám đốc dữ liệu và phó chủ tịch y tế của Toronto - cho biết một trong những tiềm năng thú vị nhất trong việc dùng AI để chăm sóc sức khỏe là khai thác mô hình máy tính xử lý và giải thích dữ liệu “đa phương thức” về bệnh nhân. Viện Vector hiện đã có trụ sở dành riêng cho nghiên cứu AI. Sultan cho biết hiện tại, các mô hình AI có thể đưa ra chẩn đoán dựa trên một hoặc hai mẩu thông tin, chẳng hạn như tia X.
Cô cho biết, trong "tương lai gần", máy học - một nhánh của AI - sẽ phát triển để AI có thể "có cái nhìn toàn diện hơn nhiều về sức khỏe bệnh nhân". Ví dụ, ngoài ảnh chụp X-quang của bệnh nhân, AI sẽ có thể xử lý các dữ liệu khác, bao gồm ghi chú của bác sĩ, mẫu xét nghiệm, thuốc bệnh nhân đang dùng và thông tin di truyền. Sultan cho biết, khả năng đó không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh nhân mà còn giúp đưa ra kế hoạch điều trị cá nhân hóa hơn.
Greiner, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Alberta, cho biết: "Tiêu chuẩn thực hành y tế từng là một quy mô phù hợp với tất cả”. Ông nói: "Ngày nay bạn nhận ra rằng có sự khác biệt rất lớn giữa các cá nhân về gene, các chất chuyển hóa, lối sống, tất cả đều có ảnh hưởng (đến sức khỏe)". Học máy có nghĩa là máy tính có thể phân tích hàng trăm hoặc hàng nghìn đặc điểm về bệnh nhân, dĩ nhiên là nhiều hơn mức mà một bác sĩ lâm sàng có thể xử lý và tìm ra các mẫu "cho phép chúng tôi tìm ra rằng đối với đặc điểm này của bệnh nhân, bạn sẽ được điều trị theo phương pháp A, không phải điều trị theo phương pháp B".
Sue Paish, Giám đốc điều hành của DIGITAL, một trong năm công ty toàn cầu, cho biết khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ của AI cũng sẽ tiết kiệm “hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn giờ làm việc của con người”. Bà nhấn mạnh: "Về cơ bản, AI có thể đánh giá hàng tỷ mẩu dữ liệu trong một phần giây". Điều đó có nghĩa là các loại thuốc mới có thể được đánh giá về độ an toàn và hiệu quả nhanh hơn nhiều.
AI cũng được kì vọng sẽ phát triển các công nghệ giúp bệnh nhân quản lý sức khỏe của chính họ. Trên thực tế, trí tuệ nhân tạo thực sự đã được sử dụng “khá hiệu quả” ở các vùng sâu vùng xa của Canada để quản lý vết thương của một số bệnh nhân khi họ không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc trong thời kỳ đại dịch. Công nghệ AI gắn vào điện thoại di động của bệnh nhân, chụp ảnh 3D vết thương và đánh giá xem nó có bị nhiễm trùng hay đang lành tốt hay không. Thông tin đó sau đó được gửi đến bác sĩ hoặc y tá, người có thể tư vấn cho bệnh nhân từ xa về cách chăm sóc vết thương.