Ở miền Tây nước ra có một vùng đất được coi là cái nôi của các mỹ nhân, sản sinh ra nhiều đời hoàng hậu. Vua Bảo Đại từng nhắc đến vùng đất này trong hồi ký Con Rồng An Nam, gọi nó là "đất Hoàng gia" khi là quê hương của 7 vị Hoàng hậu. Vùng đất đó chính là Gò Công, Tiền Giang.
Tỏng 7 nữ chủ nhân của Hoàng thành Huế có quê quán ở Gò Công, người nổi tiếng nhất có lẽ là Từ Dụ Hoàng Thái hậu. Bà sinh năm 1810, từ nhỏ đã nổi tiếng xinh đẹp, thông minh, ham học hỏi, vào cung hầu con trai vua Minh Mạng (sau này là vua Thiệu Trị) khi mới 14 tuổi. Bà chính là mẹ ruột của vua Tự Đức (1829 - 1883) và được tôn làm Hoàng Thái Hậu vào năm 1849.
Vị Hoàng hậu thứ 2 người Gò Công nổi tiếng không kém chính là Nam Phương Hoàng hậu. Bà xuất thân con nhà trâm anh thế phiệt khi có ông ngoại là Huyện Sỹ Lê Phát Đạt – người giàu nhất miền Nam thời bấy giờ, và cha là đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào. Vừa là tiểu thư cành vàng lá ngọc, lại xinh đẹp, thông minh nức tiếng, Nam Phương Hoàng hậu khiến vua Bảo Đại si mê, quyết cưới về bằng được. Ngoài Từ Dụ Hoàng Thái hậu và Nam Phương Hoàng hậu, Gò Công còn là quê hương của 2 phu nhân của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng - bà Đoàn Thị Giàu, và phu nhân của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu - bà Nguyễn Thị Mai Anh.
Lý giải cho việc Gò Công, Tiền Giang là nơi sản sinh ra vô số hoàng hậu, đệ nhất phu nhân, chuyên gia cho rằng chủ yếu là vì nơi đây được khai phá sớm tại Nam Bộ, trước cả Sài Gòn. Các quan lại, địa chủ tại vùng đất này cũng từng đưa con vào cung hầu nên cơ hội thăng tiến của họ sẽ cao hơn những cô gái khác trong cung cấm.
Chiếc máy xúc lớn nhất thế giới cao 30 tầng, nặng 1.500 tấn, có thể đào công trình đất khổng lồ
Sự ra đời của máy xúc lớn nhất thế giới – Big Mac là 1 bước đột phá lớn trong ngành xây dựng.