Đời sống

Vị vua yêu hạc hơn dân, vừa ban chức quan vừa phong làm quý tộc khiến bách tính phẫn nộ

Vị vua yêu hạc hơn dân, vừa ban chức quan vừa phong làm quý tộc khiến bách tính phẫn nộ

Nước Vệ là một quốc gia chư hầu của nhà Chu và Cơ Xích là vị vua thứ 18 của nước này. Ông nổi tiếng là người vô cùng yêu thích loài hạc. Sự chiều chuộng mà ông dành cho thú cưng của mình có lẽ là "vô tiền khoáng hậu" trong lịch sử Trung Quốc. 

Tranh minh họa

Cụ thể, Cơ Xích nuôi những con hạc của ông trong nhung lụa: Khoác vải lụa, ăn 'sơn hào hải vị; đắt đỏ, ở trong mái đình “đông ấm hạ mát”, di chuyển bằng xe kéo có thiết kế giảm xóc, treo màng mỏng tránh mưa nắng, thậm chí nếu hạc có đẻ trứng trên xe cũng không sợ bị vỡ. Chưa dừng lại, Cơ Xích còn phong chức quan và đưa thú cưng của mình vào hàng quý tộc.

Tranh vẽ Cơ Xích và hạc

Hành động của Cơ Xích khiến cho bách tính vừa sợ hãi vừa phẫn nộ. Họ sợ hãi vì nếu chẳng may làm kinh động những con hạc của vua sẽ bị trị tội, phẫn nộ vì loài hạc được đối xử hơn cả con người. Lâu dần, dân chúng sinh lòng oán hận, thù ghét chính quân vương của mình. Từ đời cha đến đời con đều không được lòng dân, đa số chỉ muốn Cơ Xích xuống ngôi càng sớm càng tốt.

Năm 661 TCN, nước Vệ bị một dân tộc thiểu số phương Bắc tên là Địch xâm lược với quy mô lớn, nhanh chóng đánh đến kinh đô Triều Ca. Thế nhưng, quân lính vì oán hận vua nên quyết không ra trận, Cơ Xích buộc lòng phải thả hạc đi để trấn an lòng quân dân. Lũ hạc này sau đó đã bị dân nghèo bắt và làm thịt. Tuy nhiên, mâu thuẫn của Cơ Xích với bách tính vẫn không được giải tỏa. Ông buộc lòng phải thân chinh ra trận để tỏ lòng thành. Tuy nhiên, vì không am hiểu binh pháp trận mạt nên vị vua này đã bị người Địch giết chết. Sau khi Cơ Xích qua đời, ông được gọi bằng hiệu là Vệ Ý Công, trong đó Ý mang nghĩa của sự đức hạnh, coi như sự an ủi cho lòng yêu thương động vật và hối cải vào phút chót của ông.

 

Con hươu cao cổ một màu hiếm nhất thế giới, đến mức phải nuôi nhốt suốt đời? Tác dụng không ngờ của những chiếc đốm!

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như một con hươu cao cổ không có đốm chấm? Sự khác biệt này khiến chúng nên được nuôi nhốt cả đời!