Đời sống

Thanh kiếm ngàn tuổi vẫn sắc bén, xẻ đôi chồng giấy trong 1 nhát chém, 8 chữ khắc trên kiếm hé lộ bí mật ai cũng tò mò

Thanh kiếm ngàn tuổi vẫn sắc bén, xẻ đôi chồng giấy trong 1 nhát chém, 8 chữ khắc trên kiếm hé lộ bí mật ai cũng tò mò

Vào năm 1965, các nhà khảo cổ học đã khai quật được một ngôi mộ cổ có niên đại hơn 2.400 năm tại Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Đáng chú ý, có một món đồ khiến tất cả đều kinh ngạc khi phát hiện ra, đó là thanh bảo kiếm bằng đồng còn nguyên vỏ nằm cạnh hài cốt của chủ nhân ngôi mộ. Thanh kiếm dài 56 cm, rộng 4,6 cm, đốc kiếm được khảm lưu ly màu xanh, đáy chuôi kiếm có 11 vòng tròn đồng tâm.Dù đã hàng ngàn năm tuổi nhưng thanh kiếm này khi rút ra vẫn bóng loáng, không bị gỉ sét cũng chẳng biến dạng. Thậm chí nó còn sắc bén đến mức một nhà khảo cổ vô tình chạm nhẹ vào lưỡi kiếm đã bị đứt tay. 

Bảo kiếm 2.400 tuổi

Sau đó, đoàn khảo cổ thực hiện một bài kiểm tra độ sắc bén của thanh kiếm. Họ chồng 16 trang giấy lên và kinh ngạc thay, tất cả đều bị chém đứt chỉ với một nhát chặt. Rõ ràng đây là một điều phi thường vì trước kia, những thanh kiếm cổ bằng đồng được khai quật hầu hết đều trong tình trạng bị han gỉ và không còn nguyên vẹn như hình dạng ban đầu. Theo các chuyên gia, lý do thanh kiếm được giữ nguyên vẹn là nhờ 3 tầng bảo vệ chống oxy hóa, bao gồm lớp sơn đen trên vỏ kiếm chống thấm, chống nhiệt và chống mối mọt; lớp quan tài bọc đất sét trắng ngăn không khí bên ngoài lọt vào trong; lớp nước nhấn chìm ngôi mộ ngăn quá trình oxy hóa. 

Đặc biệt, sau khi xem xét nghiên cứu kĩ càng, các nhà khảo cổ đã tìm ra danh tính của chủ nhân thanh kiếm nhờ vào 8 chữ khắc bên trên thanh kiếm. 8 chữ đó là " Việt Vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm" được khắc theo kiểu chữ Điểu Triện. Cho những ai không biết thì Việt Vương Câu Tiễn (trị vì từ năm 496 TCN - 465 TCN) là vị vua chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Ông chính là người gắn liền với điển tích "nếm mật nằm gai" - sẵn sàng nằm ngủ trên gai và nếm vị đắng của mật hằng ngày để ghi nhớ nỗi nhục đầu hàng quân Ngô. Sau biết bao khổ cực, ông cuối cùng cũng đánh bại nước Ngô, rửa mối nhục cho bản thân và báo thù cho đất nước của mình. 

Việt Vương Câu Tiễn từng nếm mật nằm gai, đợi ngày phục thù rửa hận - Ảnh minh họa

Đáng nói, việc thanh kiếm được tìm thấy trong một ngôi mộ của một quý tộc nước Sở khiến nhiều người không khỏi thắc mắc. Nhiều chuyên gia đưa ra giả thuyết có thể liên quan đến sự kiện vua của nước Sở từng cưới con gái của Câu Tiễn làm phi tần và thanh kiếm có thể là của hồi môn mà ông trao cho con gái. Ngoài ra còn một giả thuyết khác rằng thanh kiếm này là một chiến lợi phẩm mà người của nước Sở đoạt được trong thời Chiến Quốc. Dù thế nào thì ngày nay, nó cũng trở thành đồ cổ quý giá, được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Năm 2014, Trung Quốc đưa thanh kiếm này vào danh sách những cổ vật không được phép xuất cảnh.

 

Bảo tháp làm từ vàng và gỗ quý của 'đệ nhất tham quan' Hòa Thân được định giá lên tới 17.000 tỷ đồng

Không chỉ được chế tác từ một trong những loại gỗ quý đắt đỏ nhất thế giới, tháp gỗ của Hòa Thân còn được trang trí bằng vàng vô cùng xoa hoa và tinh xảo.