Đời sống

Phát hiện khảo cổ chứng minh định lý Pythagore đã có từ 1.000 năm trước khi Pythagoras tìm ra

Định lý Pythagore là một định lý cơ bản của Toán học, được đưa vào chương trình giảng dạy của lớp 7. Nội dung của nó như sau: "Trong một tam giác vuông, bình phương độ dài cạnh huyền (cạnh dài nhất của tam giác) bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông. Công thức thường được viết là a2 + b2 = c2, trong đó a, b và c là độ dài các cạnh". Nhà triết học và toán học người Hy Lạp tên là Pythagoras, sống ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên đã khám phá ra và chứng minh rồi đặt tên cho định lý này bằng tên của mình. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đã có phát hiện vô cùng kinh ngạc, dẫn đến kết luận định lý Pythagore có từ hơn 1.000 năm trước khi Pythagoras tìm ra nó. 

Nhà triết học và toán học người Hy Lạp tên là Pythagoras

Cụ thể, các nhà khảo cổ khai quật được các tấm bảng đất sét tại Iraq, có niên đại từ thời Babylon cổ (1900-1600 trước Công nguyên). Bên trên tấm bảng này khắc các phép tính và sơ đồ toán học sử dụng các nguyên tắc của định lý Pythagore để tính toán các bài toán liên quan đến khảo sát đất đai, xây dựng và thiên văn học. Một trong những tấm bảng lâu đời nhất có tên Si.427 được tìm thấy vào năm 1894 tại Iraq cho thấy một sơ đồ có 4 hình tam giác vuông cạnh nhau bên trong một hình vuông, sử dụng bộ số trùng khớp với bộ ba Pythagore ngày nay - bộ ba số nguyên dương thỏa mãn phương trình Pythagore có công thứ a2 + b2 = c2. Ví dụ: 3, 4, 5 là bộ ba Pythagore vì 3^2 + 4^2 = 5^2. Ngoài tấm bảng Si.427 thì còn nhiều tấm bảng gây bất ngờ không kém như tấm Plimpton 322, chứa một bảng gồm 15 hàng và bốn cột số đại diện cho bộ ba Pythagore, được xác định niên đại 3.700 năm tuổi; tấm bảng đất sét IM67118 trình bày cách tiếp cận hình học-đại số để giải các bài toán, với kết luận gợi nhớ đến định lý Pythagore.

py1
Tấm bảng đất sét Si.427
py2
Plimpton 322, một tấm bảng đất sét Babylon 3.700 năm tuổi
py3
Tấm bảng đất sét IM67118

Mansfield, một nhà toán học tại Đại học New South Wales, đã nhận định: "Với tấm bảng đất sét mới này, lần đầu tiên chúng ta thực sự có thể thấy lý do tại sao người Babylon cổ đại quan tâm đến hình học: để xác định ranh giới đất liền một cách chính xác". "Đây là thời kỳ mà đất đai bắt đầu trở thành tư nhân - mọi người bắt đầu nghĩ về đất đai theo nghĩa 'đất của tôi và đất của bạn', mong muốn thiết lập một ranh giới thích hợp để có những mối quan hệ láng giềng tích cực".

Có thể thấy, toán học của người Babylon cổ đại đã đạt đến trình độ đi trước thời đại, đặc biệt là trong lĩnh vực hình học, thiên văn học và chiêm tinh học. Họ biến toán học thành công cụ hữu ích để giải quyết các vấn đề thực tế. Đáng chú ý hơn nữa, họ chính là thế lực cổ xưa thách thức giả định chung rằng Pythagoras là người đầu tiên khám phá và chứng minh định lý Pythagore.

 

Cô gái lái máy bay cho giới siêu giàu: Thu nhập 1,45 tỷ đồng/năm, với loạt đặc quyền đáng ngưỡng mộ

Để hiểu hơn về công việc lái máy bay cho giới siêu giàu, độc giả không nên bỏ qua thông tin trong bài viết dưới đây.