Lý do vợ tử tù thời phong kiến có thể thoải mái thăm nom, thậm chí ngủ lại cùng chồng trong ngục
Vào thời phong kiến, tử hình là hình phạt nặng nhất dành cho những tù nhân phạm trọng tội không thể tha thứ. Thường thì họ sẽ bị xử vào mùa thu - thời điểm dân chúng thảnh thơi sau khi thu hoạch mùa vụ, có thể đến pháp trường đông đủ để chứng kiến các tử tù chịu hình phạt tàn khốc để từ đó thấy được sự uy nghiêm của pháp luật mà không dám phạm tội.
Tử tù trước khi bị xử sẽ được cho ăn bữa cơm thịnh soạn, đầy đủ rượu thịt. Không những thế, họ cũng được gặp lại người thân của mình. Đặc biệt là với những tử tù nam đã lập gia đình, họ còn được vợ thăm nom, thậm chí ở chung đến ngày lĩnh án. Sự khoan dung này xuất phát từ quan niệm cố hữu của chế độ phong kiến.
Theo đó, cuốn “ Lý lầu thượng – Mạnh Tử ” từng đề cập đến việc “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”, có nghĩa là trong 3 tội bất hiếu thì tội không có con nối dõi là tội nặng nhất. Việc triều đình không làm khó dễ vợ các tử tù khi vào thăm nom là để họ có thể duy trì giống nòi, giữ lại “giọt máu” của người chồng trước khi họ bị xử tử.
Lệ này bắt nguồn từ thời Đông Hán vàtrở nên phổ biến từ thời nhà Ngụy, nhà Tấn và các triều đại sau này ở Trung Quốc. Việc triều đình tạo điều kiện cho các tử tù sinh con lo hương hỏa là một việc làm nhân đạo, cho thấy sự rộng lượng và uy quyền của người cai trị. Về cơ bản, hoàng đế có thể "một mũi tên trúng hai đích" khi kẻ phạm trọng tội vẫn bị xử lý, lại được "tiếng thơm" là nhân từ, hiền đức. Ngay cả người thân của những tử tù bị kết án cũng sẽ không oán thán được điều gì.
Hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO thông qua
Việc UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về những đóng góp của Đại danh y đối với xã hội, cộng đồng.