Phi tần thời xưa nếu được vua ân sủng sẽ có cuộc sống vô cùng thoải mái, sung túc. Nếu chẳng may thất sủng họ vẫn sẽ có lương bổng hàng tháng. Về cơ bản, phi tần thường sẽ ít nhiều có được tài sản riêng dù ít hay nhiều. Vậy nếu chẳng may phi tần qua đời thì những tài sản đó sẽ được xử lý ra sao?
Theo nghiên cứu của các nhà sử học thì vào thời nhà Thanh, chưa tính vải vóc, tiền sinh hoạt thì những món bảo vật mà họ được ban tặng (ngọc bội, vòng,...) về cơ bản là chỉ có quyền sử dụng chứ không được sở hữu. Khi phi tần qua đời, Nội vụ phủ sẽ thu hồi lại những món đồ này và có thể nó sẽ được ban thưởng cho những phi tần khác.
Bên cạnh đó, những vật giá trị liên thành được làm bằng vàng như thẻ vàng và ấn vàng sau khi tịch thu sẽ được đem đi nung chảy và chế tác thành các món đồ khác, nói cách khác chính là "tái chế". Trang phục và những món đồ tùy thân của phi tần quá cố cũng được đưa cho cung nữ thân cận hoặc người thân của họ, thậm chí là ban tặng cho những phi tần có địa vị thấp hơn. Tẩm cung cũng tương tự như vậy, hoặc là để cho phi tần khác ở, hoặc là biến thành lãnh cung (nếu có lệnh của hoàng đế).
Vào thời vua Càn Long, tài sản của phi tần còn được quy định rõ trong các điều luật ban hành trong cung. Cụ thể, tài vật của phi tần hậu cung đều là món quà của Hoàng đế, không được chuyển tặng cho gia đình cha mẹ ruột, tài sản của gia đình bên ngoài cũng không được phép mang vào cung. Để không "thất lạc" món đồ nào, Nội Vụ phủ sẽ ghi chép cẩn thận mỗi món đồ mà phi tần được ban tặng.
Điều này cũng cho thấy số phận nghiệt ngã của những phi tần sống trong hoàng cung. Mọi thứ xung quanh họ đều vô cùng xa hoa nhưng trên thực tế lại chẳng có thứ gì mà họ thực sự được sở hữu. Kể từ lúc trở thành phi tần thì ngay cả thân xác của họ cũng không còn được tự do, luôn phải nhất nhất tuân theo quy định khắc nghiệt của cung đình.
Hoàng đế Trung Hoa mỗi đêm thị tẩm 30 mỹ nhân, cuối đời phải nhận cái kết đắng
Lối sống hoan lạc của vị hoàng đế này đã khiến ông phải trả giá bằng mạng sống của mình.