Tảng băng trôi lớn gấp 3 lần thành phố New York 'đang di chuyển' sau 37 năm đứng yên vì bị mắc kẹt
Theo Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh, các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy tảng băng trôi có tên A23a hiện đang di chuyển qua mũi phía bắc của Bán đảo Nam Cực và hướng về phía Nam Đại Dương. Tảng băng trôi có diện tích gần 4.000 km2 trước đó từng tách ra khỏi bờ biển Nam Cực vào năm 1986 và bị mắc kẹt ở biển Weddell .
Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh hôm thứ Sáu (24/11) vừa qua đã đăng tải hình ảnh vệ tinh tua nhanh, cho thấy chuyển động của tảng băng trôi này. “Đây là hành trình tảng băng thoát ra khỏi biển Weddell sau khi bị mắc kẹt dưới đáy biển từ lúc bị chia tách vào tháng 8/1986", cuộc khảo sát chỉ ra. Trước khi vỡ ra vào năm 1986, tảng băng khổng lồ này là trạm nghiên cứu của Liên Xô. Nguyên nhân khiến nó di chuyển sau 37 năm đứng yên vẫn chưa rõ.
Tiến sĩ Andrew Fleming, một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thám của cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh, tiết lộ với BBC rằng: "Tôi đã hỏi một số đồng nghiệp về vấn đề này, tự hỏi liệu có bất kỳ sự thay đổi nào về nhiệt độ của vùng nước thềm có thể gây ra hiện tượng này hay không nhưng chit có một vài người nhất trí với giả thuyết đó". "Nó đã mắc cạn từ năm 1986 nhưng cuối cùng kích thước đã giảm đến mức đủ để mất độ bám và bắt đầu di chuyển", ông nói thêm.
Theo BBC, A23a có thể sẽ bị đẩy vào Dòng hải lưu Nam Cực và sau đó nó sẽ trôi theo con đường được gọi là "hẻm băng trôi". Đó chính là dòng nước mà nhà thám hiểm nổi tiếng Ernest Shackleton đã men theo vào năm 1916 để trốn thoát khỏi Nam Cực sau khi con tàu Endurance bị đắm. Con tàu huyền thoại này được phát hiện ngoài khơi Nam Cực vào năm ngoái.
Sắp hết năm 2023 rồi! Apple vẫn chưa ra mắt điện thoại màn hình gập?
Điện thoại màn hình gập chính thức xuất hiện từ 5 năm trước, tuy nhiên, Apple vẫn dậm chân tại chỗ và không có ý định tung ra chiếc điện thoại màn hình gập đầu tiên cho riêng mình.