Đời sống

Chữ tượng hình tiết lộ điều gì về phụ nữ thời Ai Cập cổ đại?

Chữ tượng hình Ai Cập là bộ chữ gồm các bức vẽ đẹp đẽ về chim, rắn, hình vuông, lông chim và hàng trăm hình thù khác, tổng số lên tới khoảng 1.000 ký tự riêng biệt. Nó được cho là ra đời vào khoảng năm 3200 trước Công nguyên, vào thời kỳ Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập thống nhất thành một vương quốc.

Papasa đứng sau tổng quản Neferhotep

Dựa vào chữ tượng hình, con người hiện đại có thể tìm hiểu được nhiều điều bí ẩn của Ai Cập cổ đại, một trong số đó chính là phụ nữ và vị thế của họ thời xa xưa. Ngoài các Kim tự tháp thì ngôi đền Karnak chính là nơi hội tụ lịch sử của hơn 1000 năm ở Ai Cập. Ngôi đền linh thiêng này nằm giữa sa mạc nóng bỏng, có lịch sử xây dựng dài nhất trong các công trình cổ đại của Ai Cập trải qua hơn 30 đời Pharaon và hơn 1000 năm xây dựng và mở rộng. Trên các bức tường lăng mộ ở đây, người ta đã phát hiện ra bí ẩn thách thức những hiểu biết thông thường. 

Các Papasa đang làm lễ

Cụ thể, tổng quản Neferhotep - nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập cổ đại, được xem là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực - trên thực tế lại không phải người đứng đầu trong Karnak. Thay vào đó, chữ tượng hình trên một ngôi mộ khác đã vạch trần sự thật về người đứng sau vị tổng quản này, đó chính là Papasa - người kế vị Neferhotep. Dù chỉ đứng khiêm tốn đằng sau một nhân vật bề trên nhưng cô lại chính là người kiểm soát Karnak và sự giàu có của nơi này, mang danh hiệu quý giá là "Vợ của Thần Amun".

Ảnh minh họa Papasa

Các Papasa không chỉ là nữ tu sĩ mà còn là người phối ngẫu thiêng liêng của thần Amun, giống như các Giáo hoàng thời Trung cổ giữ vai trò kép vừa là những nhà lãnh đạo tinh thần, vừa là những người nắm giữ của cải vật chất. Tiến sĩ Miriam Ayat, một nhà Ai Cập học, đã không mệt mỏi nghiên cứu câu chuyện bị bỏ qua này. Những người phụ nữ ưu tú này là cầu nối giữa sự thiêng liêng và thế tục, có ý nghĩa tôn giáo sâu sắc và mối liên hệ chặt chẽ với hoàng gia cổ đại. Họ có thể được xem như vợ của Thần Amun, nắm giữ quyền lực của Ai Cập cổ đại trong nhiều lĩnh vực.

 

Cụ ông nhặt được khối ‘thịt lợn’ quý hiếm trên núi, tưởng đồ ăn nào ngờ được định giá hàng tỷ đồng

Dù trông giống miếng thịt lợn nhưng đây lại là 1 loại đá tự nhiên quý hiếm có giá trị cực cao. Cụ ông đã có cơ hội đổi đời nhờ nhặt được cục đá này.