Đời sống

7 câu chuyện tình cổ xưa xúc động nhất thế giới - Phần 1: 2 mối nghiệt duyên nổi tiếng

7 câu chuyện tình cổ xưa xúc động nhất thế giới - Phần 1: 2 mối nghiệt duyên nổi tiếng

Trong biên niên sử thế giới tồn tại những mối tình vượt thời gian, để lại dấu ấn vĩnh hằng trong lịch sử nhân loại. Từ mối tình lãng mạn, thắm thiết nhưng bất hạnh của Mark Antony và Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra cho đến mối tình gắn liền với lợi ích chính trị của Nữ hoàng Victoria và Hoàng tử Albert, những câu chuyện tình yêu này đem đến cái nhìn thoáng qua về đời tư của những người thuộc hoàng gia. Giữa sự hùng vĩ của các đế chế và mưu đồ chính trị, những mối tình có thật này chứng minh sức mạnh bền bỉ của tình yêu và tầm ảnh hưởng của nó đối với các sự kiệm diễn ra trong lịch sử nhân loại. Không phải tất cả những câu chuyện tình yêu này đều có được cái kết có hậu nhưng tất cả chúng đều mang tính nhân văn sâu sắc.

1. Chuyện tình "lâm ly bi đát" giữa Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra và tướng La Mã Mark Antony 

Mối tình giữa Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra và vị tướng La Mã quyền lực Mark Antony là một trong những mối tính nổi tiếng nhất thế giới. Đây không chỉ là chuyện tình lãng mạn mà còn có sự ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị của thế giới thời cổ đại. 

Nữ hoàng Cleopatra vốn nổi tiếng vì sở hữu nhan sắc xinh đẹp và trí tuệ hơn người. Năm 41 trước Công nguyên, ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ, Mark Antony đã "đổ gục" trước vẻ đẹp và sự thông minh của nữ hoàng. Cả hai nhanh chóng thành lập liên minh chống lại kẻ thù chung của họ là Hoàng đế La Mã Octavian (còn có tên gọi khác là Augustus). Mối tình lãng mạn của họ nảy nở trong những cung điện xa hoa của Alexandria với những bữa tiệc hoành tráng, những buổi biểu diễn phô trương và những chuyến du ngoạn nhàn nhã trên thuyền dọc theo sông Nile.

Bức tranh 'Cuộc gặp gỡ của Antony và Cleopatra' của họa sĩ người Hà Lan Lawrence Alma Tadema.

Thế nhưng, chuyện tình lãng mạn này lại vấp phải nhiều tranh cãi. Trước hết là bởi Mark Antony đã kết hôn với em gái ruột Hoàng đế Octavian là Octavia nhưng sẵn sàng bỏ lại người vợ này để đến bên Cleopatra. Hoàng đế Octavian khi biết tin đã rêu rao rằng Antony đã bỏ lại người vợ chung thủy để đến với một người phụ nữ nước ngoài (gốc Hy Lạp chẳng hơn chẳng kém). Điều này khiến cho hình ảnh của Antony xấu đi, người dân La Mã lo ngại sự trung thành của vị tướng này với đất nước bị thay đổi. Liệu ông có còn đặt lợi ích của Rome lên trên lợi ích của Ai Cập?

Mâu thuẫn căng thẳng đã làm bùng phát trận hải chiến Actium diễn ra vào năm 31 trước Công nguyên - cuộc chiến khốc liệt giữa liên minh của Antony - Cleopatra và hải quân của Octavian. Cả Antony và Octavian đều là những nhà quân sự bậc thầy, tuy nhiên nhiều nhà sử học tin rằng mối quan hệ của ông với Cleopatra đã làm giảm khả năng phán đoán của Antony. Vị tướng này đã mắc một sai lần nghiêm trọng trong trận Actium, hậu quả là liên minh Cleopatra - Mark Antony đã thua thê thảm, cả chạy trốn đến Alexandria và bị lực lượng của Octavian bao vây và giết chết. Phiên bản nổi tiếng nhất về kết cục của cặp đôi này là Cleopatra giả chết để tránh bị bắt nhưng Antony khi nghe tin tưởng là thật nên đã dùng kiếm tự kết liễu đời mình. 

2. Nghiệt duyên của Hoàng đế Nero và người vợ thứ hai Poppaea Sabina

Hoàng đế Nero không không nhắc nhiều trong lịch sử La Mã cổ đại, một phần vì chuyện tình của ông với người phụ nữ xinh đẹp, mưu mô tên Poppea Sabina. Chuyện tình của họ tràn đầy sự si mê, tham vọng giữa giai đoạn đầy biến động của La Mã cổ đại.

Hoàng đế Nero cưới Poppea Sabina vào năm 53 sau Công nguyên, ngay khi ông vẫn còn kết hôn với người vợ đầu tiên và chính Poppea Sabina cũng là một người phụ nữ đã có gia đình. Mối tình này nhanh chóng gây tranh cãi khắp mọi nơi nhưng những hành động sau đó của Hoàng đế lại chỉ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Bất chấp sự phản đối của xã hội La Mã khi đó, Nero để được kết hôn với Poppea Sabina đã buộc tội người vợ Octavia (một người vô cùng nổi tiếng khi đó) ngoại tình và âm mưu chống lại chồng để có thể dễ dàng ly hôn. 

Tranh khắc gỗ mô tả Poppaea Sabina và Nero

Octavia vốn là con gái của Hoàng đế Claudius, điều đó đồng nghĩa với việc bà có sự hậu thuẫn vô cùng vững chắc. Lo lắng bị trả thù nên Nero đẫ quyết định trục xuất vợ cũ vào năm 62 sau Công Nguyên. Octavia sau đó đã bị đày đến đảo Pandateria (Ventene ngày nay) và phải trải qua cuộc sống khốn khó rồi được cho là đã qua đời vì bị ép tự sát, nói cách khác là bị sát hại. Trong khi đó, Nero tổ chức đám cưới vô cùng xa hoa với người vợ thứ hai Poppaea. Lợi dụng tình yêu của Nero dành cho mình, Poppaea liên tục có những hành động ngang ngược phục vụ cho những lợi ích và tham vọng của riêng mình bất chấp việc gây bất lợi cho Đế chế La Mã. Cuối cùng rất nhiều liên minh của La Mã bị sụp đổ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước. 

Kết cục là vì quá tức giận, Nero đã đá mạnh vào Poppaea đang mang thai khiến người vợ thứ hai tử vong. Nero sau đó đã vô cùng đau buồn và tự chuộc lỗi bằng việc xây dựng lăng mộ xa hoa cho Poppaea. Triều đại của Nero từ đó cũng rơi vào vòng xoáy hỗn loạn, các cuộc nổi loạn liên tục diễn ra và đỉnh điểm là sự kiện Hoàng đế Nero tự sát. 

(Còn tiếp) 

Theo Acient Origins

 

Bằng chứng về thôi miên và xuất thần xuất hiện trong các văn bản Kim tự tháp Ai Cập

Ai Cập cổ đại ẩn chứa vô số những bí ẩn mà con người chưa thể giải đáp được, trong đó có thôi miên và xuất thần.