Đời sống

Loài gỗ quý hiếm mất 800 năm mới trưởng thành, từng được đại gia Việt trả giá 25 tỷ đồng/cây

Đặc tính và sự quý hiếm của loài gỗ này đã đẩy mức giá của nó lên cao ngất ngưởng, là loại gỗ chỉ có đại gia mới có khả năng sở hữu. 

Gỗ giáng hương là một loại cây rừng tự nhiên thuộc họ Đậu, tên khoa học của nó là Pterocarpus macrocarpus. Loại cây gỗ này phân bố chủ yếu ở các quốc gia như Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Phú Yên, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Tây Ninh, Bình Dương và Đồng Nai là các địa phương đang sở hữu loài cây gỗ quý hiếm này. 

gogianghuong2
gogianghuong3
gogianghuong4
Gỗ giáng hương là loài cực kì quý hiếm 

Thông thường, cây gỗ giáng hương sẽ sinh trưởng ở khu vực có độ độ cao từ 100-800m so với mực nước biển và lượng mưa từ 1270 - 1520mm/năm. Thân cây trưởng thành thẳng thớm, có màu nâu xám và cao từ 15 - 25 mét. Nhựa cây màu đỏ tươi, thoang thoảng mùi thơm dễ chịu và độ lưu hương tương đối chỉ với một lần chạm. Như nhiều loài gỗ quý khác, giáng hương sở hữu thớ gỗ mịn màng, chắc nịch, cứng cáp, chống được mối mọt và nước. Chính vì thế nên chúng thường được dùng trong  xây dựng, làm đồ mỹ nghệ và nhiều đồ dùng thuộc phân khúc cao cấp. Đặc biệt, trong phong thủy, gỗ giáng hương mang ý nghĩa may mắn, bình an và tài lộc. 

gogianghuong7
gogianghuong6
gogianghuong5
Nhựa cây, thớ gỗ giáng hương đều là cực phẩm 

Tuy nhiên, cây gỗ giáng hương lại là loài sinh trưởng chậm, tức là tốn khoảng thời gian rất dài để trưởng thành. Thường thì một cây gỗ giáng hương để thu hoạch được có thể mất đến... 800 năm. Đó cũng là lý do mà loài gỗ này trở nên quý hiếm, được săn lùng ráo riết và chỉ có đại gia mới đủ tiền để sở hữu nó. 

Một cây gỗ giáng hương xuất hiện ở Đắk Lắk năm 2017 được trả giá hàng triệu USD

Ngày nay còn rất ít cá thể giáng hương có kích thước lớn. Vào năm 2017, tại thôn Yuk Kla, xã Đắk Liêng, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, người ta tìm thấy một cây gỗ giáng hương cổ thụ và nhanh chóng di dời nó đến Thanh Hóa. Rất nhiều đại gia nghe tin đã tìm đến đây và trả giá 1 triệu USD (hơn 25 tỷ đồng). Rõ ràng với giá trị khủng như vậy, gỗ giáng hương trở thành mục tiêu của lâm tặc cũng là điều dễ hiểu. Loại gỗ này được xếp vào loại cây gỗ quý thuộc nhóm I - danh mục cấm khai thác, đồng thời nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).