Hí hửng bán khối sắt cũ lấy 200.000 đồng, người ngư dân không ngờ bỏ lỡ cổ vật ngàn năm vô giá
Người ngư dân vớt được khối sắt lớn liền vội đem bán lấy tiền, không ngờ khối sắt đó lại là cổ vật ngàn năm có giá trị lịch sử vô cùng to lớn.
Vào năm 1980, tại một ngôi làng ở Trùng Khánh (Trung Quốc), ông lão họ Trần làm nghề đánh cá lâu năm trong lúc thả lưới đã vớt được một vật rất nặng. Sau khi kéo lên bờ, ông vô cùng khi phát hiện ra đó là cột sắt lớn cao khoảng 75 cm, nặng khoảng 90kg, bên trên khắc những ký tự mà ông lão không thể hiểu được.
Sau đó, lão ngư đã cùng với người con trai của mình đem cột sắt về nhà để xem xét. Vì cho rằng đây chỉ là một khối sắt vô dụng nên ông đã quyết định mang đến nơi thu mua phế liệu và bán với giá 65 NDT ( tương đương với hơn 200.000 đồng). Vào những năm 80 của thế kỷ 20, đây là số tiền tương đối lớn, ngang với thu nhập của ông lão trong vòng nửa năm nên nhanh chóng thu hút sự quan tâm của làng xóm.
Dân trong vùng bàn tán rôm rả việc ông lão ngư dân bắt được khối sắt lớn, không lâu sau sự việc cũng đến tai Cục Di tích Văn hóa địa phương. Nắm bắt được thông tin, một cán bộ của cục đã tìm đến tận nhà lão Trần để nghe kể một cách chi tiết từ đầu đến cuối câu chuyện. Sau đó, người này đã đến tận trạm thu phế liệu, không tiếc công đào bới khắp khu phế liệu rộng lớn để tìm bằng được chiếc cột sắt. Vị cán bộ của cục thậm chí còn chi 200 NDT (hơn 680.000 đồng) để mua lại.
Sau khi các chuyên gia của Cục Di tích Văn hóa địa phương xem xét kĩ càng, họ đã kết luận rằng khối sắt lão Trần bắt được thực ra là một trụ sắt dùng để xây cầu từ thời Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN). Cổ vật này còn được giới khảo cổ Trung Quốc khi đó đánh giá cao vì là cổ vật bằng sắt hoàn chỉnh nhất với niên đại sớm nhất được tìm thấy ở Trung Quốc. Nhờ được giải cứu kịp thời mà cột sắt không bị hư hại, hiện nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng Tứ Xuyên.